Khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 94)

giáo dục kỹ năng sống và thử nghiệm biện pháp đề xuất

3.3.1. Khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đề xuất

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động giáo dục KNS để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thức trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. Qua việc đánh giá thực trạng tác giả thực hiện khảo sát thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT Chi Lăng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục KNS nói riêng.

Biện pháp 1: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng về giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 2: Quản lý việc tích hợp giáo dục KNS vào các môn học. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm lớp.

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.

Biện pháp 6: Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường. Do điều kiện thời gian không cho phép, chúng tôi không thể thử nghiệm để rút ra được hiệu quả của các biện pháp đã nêu, chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm thông qua việc lấy ý kiến của 45 người bao gồm: cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng), giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tổ trưởng chuyên môn và đại diện cha mẹ học sinh) Trường THPT Chi Lăng về mức độ cần thiết và tính khả thi của của các biện pháp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp

Tỷ

l

% Tính cần thiết

Tính khả thi

Bảng 3.3. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Các biện pháp Mức độ cần thiết của các biện pháp (%) Mức độ khả thi của các biện pháp (%) RCT CT ICT KCT Xếp thứ RKT KT IKT KKT Xếp thứ Biện pháp 1 66,7 33,3 0 0 5 71,1 24,5 4,4 0 1 Biện pháp 2 68,9 17,8 8,9 4,4 4 33,3 60 6,7 0 4 Biện pháp 3 77,8 22,2 0 0 1 42,3 44,5 8,8 4,4 2 Biện pháp 4 64,5 31,1 0 4,4 6 26,7 62,2 6,7 4,4 5 Biện pháp 5 71,1 22,2 0 6,7 2 20 64,5 8,8 6,7 6 Biện pháp 6 69,8 25,3 1,65 3,3 3 38.63 51,12 7,1 3.0 3 TB chung 69,78 25,32 1,78 3,12 38,68 51,14 7,08 3,1

Từ số liệu khảo sát trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận về sự cần thiết của các biện pháp

1. Số người đánh giá mức độ "rất cần thiết" của 6 giải pháp có tỷ lệ bình quân là 69,8% và số người đánh giá ở mức độ “cần thiết” của 6 biện pháp là 25,3%. Tổng cộng cả hai mức độ đó có tỷ lệ bình quân là 95,1%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp của các đối tượng về 6 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

2. Các biện pháp 1, 3, 4, 5, 6 có sự đồng thuận cao, trong đó biện pháp 1, 3 chiếm 100% ở mức rất cần thiết và cần thiết. Biện pháp 1 và 3 nằm trong tầm quản lý của nhà trường, đội ngũ thực thi là thầy cô giáo, CBGV trong nhà trường và không cần đầu tư nhiều kinh phí. Còn các biện pháp 4, 5 là các biện pháp tạo môi trường hoạt động rộng lớn và lành mạnh để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

3. Biện pháp 2 có tỷ lệ 8,9% ý kiến thiên về "ít cần thiết" và 4,4% ý kiến không trả lời câu hỏi. Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với một số đối tượng khảo sát thì nhận được sự giải trình rằng: Hoạt động giáo dục NGLL là một hoạt động khó và tâm lý của một số học sinh hiện nay lại rất ngại phải giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nên khó tổ chức được các hoạt động có hiệu quả.

4. Như vậy tỷ lệ chênh lệch giữa các biện pháp là không nhiều vì thế nên không ảnh hưởng đến kết quả chung của 6 biện pháp và của từng biện pháp.

Từ số liệu khảo sát trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận về tính khả thi của các biện pháp

1. Số ý kiến rất khả thi ở cả 6 biện pháp có tỷ lệ trung bình là 38,68% là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không có biện pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi cả 6 biện pháp đạt tỷ lệ trung bình là 51,14%; Gộp cả hai loại ý kiến đó thì cả 6 biện pháp có sự đồng thuận trung bình về tính khả thi là 89,82%, thấp hơn so với tính cần thiết (95,1%). Điều

này cũng dễ hiểu, bởi để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp cần có nhiều điều kiện và nhiều yếu tố khác nữa.

2. Ý kiến của một số đối tượng khảo sát ở cả 3 mức độ không khả thi là 3,1% và ít khả thi có tỷ lệ trung bình cả 6 biện pháp là 7,08%. Tỷ lệ chung như vậy theo chúng tôi cũng là một đánh giá khách quan bởi vì biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp đều có những ưu thế riêng và có những nhược điểm riêng. Chính vì vậy chúng ta phải dùng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Hơn nữa quản lý GDKNS là một việc làm khó khăn phức tạp, nhất là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay. Người cán bộ quản lý phải có tâm, có tầm, tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp và bảo đảm hiệu quả giáo dục cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 94)