Phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 88)

động giáo dục kỹ năng sống

Mục tiêu

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhà trường- gia đình- xã hội, cộng đồng trách nhiệm chăm lo GD kỹ năng sống cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng như tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục và xây dựng môi trường trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.

Ý nghĩa

Nếu việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS chỉ được thực hiện trong nhà trường mà không có sự hỗ trợ, phối hợp của các bậc phụ huynh, cộng đồng thì sẽ không đem lại hiệu quả. Những sự việc diễn ra trong cuộc sống gia đình và xã hội đều tác động rất lớn đến các em. Do vậy, chỉ riêng nhà trường truyền đạt kỹ năng sống cho các em là chưa đủ mà cần có sự chung tay của gia đình và cả cộng đồng. Có nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống và KNS cho học sinh. Có thể kể ra ở đây một số lực lượng, tổ chức luôn đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, Trung tâm y tế, Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình, Công an, Huyện đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...Phát huy được những nguồn lực giáo dục trên chính là góp một phần vào làm phong phú thêm các kênh giáo dục KNS cho học sinh

Biện pháp thực hiện

- Nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp trong năm học: Có ký kết giao ước thực hiện trong đó có các chuyên đề sâu liên quan

đến chuyên môn của các tổ chức xã hội, các lực lượng nói trên như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, thế giới không khói thuốc, thanh niên lập nghiệp, thắp sáng ước mơ tuổi trẻ...

- Xây dựng nội dung thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể: Quy định vào thời gian cụ thể trong năm đối với từng chuyên đề trong đó phân công cụ thể trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm các tổ chức phối hợp, vai trò Đoàn thanh niên và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

Thông thường các chương trình tuyên truyền mang tính chuyên đề như trên được phân công trách nhiệm:

+ Nhà trường: Huy động nguồn lực học sinh, bố trí giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh, sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức, chịu trách nhiệm chính về nguồn lực tài chính.

+ Đoàn thanh niên: Chịu trách nhiệm tổ chức chương trình, chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình sao cho sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.

+ Ban đại diện cha mẹ học sinh: Xây dựng quy chế phối hợp giáo dục giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm, các quy tắc và chế độ thông tin hai chiều giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

Trong hoạt động GDKNS Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia phối hợp với tư cách như lực lượng giúp đỡ cho công tác tuyên truyền và ủng hộ về cơ sở vật chất. Người đại diện cha mẹ học sinh là những người có uy tín, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền, chăm ngoan, học giỏi, có năng lực tổ chức hoạt động. Tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung, của con em mình nói riêng. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, cha mẹ học sinh để cùng giáo dục kỹ năng sống cho các em. Nắm bắt các thông tin qua cha mẹ, tìm hiểu nguyên nhân học sinh cá biệt, giúp đỡ cha mẹ có phương pháp giáo dục hợp lý, tránh tình

trạng cha mẹ quá buông lỏng, quá khắt khe, không có biện pháp, phương pháp giáo dục con, chỉ biết cho tiền (quan tâm một chiều).

Tổ chức cho cha mẹ học sinh cùng tham gia các chương trình giáo dục KNS thông qua các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp và dự một số giờ sinh hoạt lớp là giải pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp cha mẹ gọc sinh được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, của lớp. Ở các cuộc họp CMHS và một số giờ Sinh hoạt lớp GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các giải pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Đồng thời học sinh được thể hiện tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn vướng mắc trong bạn bè, trong gia đình, cách đối xử của cha mẹ để cùng tháo gỡ. VD: Có một số học sinh nói: Bố mẹ em chỉ biết mắng chửi, không cần tìm hiểu nguyên nhân em học kém.

Như vậy Cha mẹ có cơ hội nhìn lại mình và phải hướng cho con biết cách ứng xử với cuộc sống đầy phong phú, phức tạp, chủ động, tự tin với công việc, không thể mắc phải cạm bẫy của cám dỗ đời thường, để các em biết đấu tranh, biết phê phán, biết phân tích, nhận xét đánh giá và biết quyết định hợp lý, đúng lúc trong các tình huống phức tạp.

+ Chính quyền địa phương và các tổ chức ngoài nhà trường: Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường. Nhà trường chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như Công an, Y tế, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh v.v... Cùng với nhà trường thực hiện

các chuyên đề giáo dục như: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, bảo vệ rừng, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phương v.v...

Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa, lối sống ấy. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Có sự đánh giá, rút kinh nghiệm : sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía học sinh, giáo viên về hiệu quả các hoạt động đã thực hiện. Tập hợp xây dựng các tình huống giáo dục có hiệu quả cao cho các năm sau.

Sơ đồ 3.1: Phối hợp Nhà trƣờng - Gia đình - Xã hội Điều kiện thực hiện

- Nhà trường chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, xây dựng mối quan hệ gắn bó với địa phương và các tổ chức đơn vị có liên quan.

Nhà trƣờng

Gia đình Xã hội

Học sinh

: Giáo dục

: Thu nhập thông tin : Xử lý thông tin : Truyền đạt thông tin

- Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tập hợp các thành viên nhiệt tình, quan tâm tới giáo dục, có hiểu biết xã hội nhất định làm hạt nhân lan toả ảnh hưởng tới các phụ huynh khác

- Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo quan tâm, hướng dẫn và quản lý tốt học sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục đã đề ra.

- Nhà trường bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn đối tượng phù hợp cho các hoạt động và dành phần kinh phí thoả đáng cho các chương trình này.

- Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đơn vị quan tâm tham gia hỗ trợ kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)