thiểu số ở trường THPT Chi Lăng
2.2.2.1. Quản lý hoạt động giáo dục KNS tích hợp vào các môn học
Từ năm học 2008 - 2009, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động do đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban.
Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được thực hiện tích hợp trong việc dạy các môn văn hoá như các môn Ngữ văn, Giáo dục công dân bởi ưu thế của các bộ môn này là giáo dục ý thức làm người, giáo dục những tư tưởng nhân văn trong xử lý các tình huống. Nội dung các kiến thức trong chương trình dạy đã chứa đựng những nội dung giáo dục KNS như phòng tránh ma tuý, HIV/AIDS để có cuộc sống khoẻ mạnh, xây dựng tình bạn, tình yêu trong sáng...Tuy nhiên việc thực hiện giáo dục KNS xuất phát từ tính chất bộ môn chứ không phải là ý thức rõ rệt về việc tích hợp giáo dục KNS. Giáo viên bộ môn chưa có kế hoạch và xác định mục tiêu cụ thể giáo dục KNS trong việc dạy học trên lớp. Việc tổ chức dạy học tích hợp KNS cũng không đồng đều ở mọi giáo viên.
Tác giả đã thực hiện khảo sát 19 giáo viên bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân về việc tự đánh giá việc dạy tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn, kết quả được thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.4: Ý kiến của giáo viên vê việc quản lý hoạt động tích hợp giáo dục KNS vào các môn học của giáo viên bộ môn Ngữ văn và GDCD
TT Nội dung
Mức đồng ý (%)
(5 là rất đồng ý, 1 là rất không đồng ý)
5 4 3 2 1
1 Có kế hoạch tích hợp GD KNS vào môn học 0 10,5 15,8 73,7 0 2 Tổ chức dạy học có tích hợp giáo dục KNS vào bài phù hợp 0 15,8 26,3 57,9 0 3 Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau khi thực hiện 0 5,3 10,5 84,2 0
(Số lượng khảo sát: 19 giáo viên)
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục KNS vào môn học qua khảo sát giáo viên Ngữ văn và GDCD có tới 73,7% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ có 26,3% giáo viên tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình.
Có 42,1% giáo viên được hỏi có thực hiện giảng dạy tích hợp các nội dung giáo dục KNS, còn 57,9% giáo viên được khảo sát cho biết chưa thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào môn học. Việc đánh giá điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 15,8% số người thực hiện.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là bản thân giáo viên chưa xác định được các cách thức cũng như các kỹ năng cần thiết để giáo dục KNS cho học sinh một cách bài bản và khoa học, chưa có văn bản quy định bắt buộc giáo viên bộ môn phải thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào các môn học. Thực hiện theo sự chỉ đạo chung, nhà trường đã thực hiện phổ biến yêu
đến môn Ngữ văn và Giáo dục công dân; yêu cầu giáo viên thực hiện nhiều bài tập tình huống để học sinh được rèn các kỹ năng giải quyết vấn đề, biết chăm sóc sức khoẻ, giữ vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện tích hợp này còn nặng tính hình thức, văn bản giấy tờ, chỉ phổ biến mà không có biện pháp yêu cầu giáo viên thực hiện và không thực hiện việc kiểm tra. Vai trò của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trong việc triển khai thực hiện tích hợp vào môn học hết sức mờ nhạt. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn nhóm trưởng bộ môn Giáo dục công dân về vấn đề quản lý của nhà trường đối với việc thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào môn học. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:
Khung 1. Ý kiến của nhóm trƣởng bộ môn Giáo dục công dân về vấn đề quản lý của nhà trƣờng đối với việc thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào môn học :
Nhà trường có phổ biến công văn triển khai phong trào ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung rèn KNS cho học sinh nhưng không yêu cầu chúng tôi xây dựng kế hoạch cụ thể tích hợp việc dạy KNS vào bộ môn. Chúng tôi được nhà trường cử đi tập huấn. Sau khi tập huấn xong, các tài liệu hướng dẫn không có. Vì lý do đó nên chúng tôi thực hiện việc giáo dục KNS vào bài giảng gặp nhiều khó khăn, còn đang mày mò, thử nghiệm. Chúng tôi cũng đang cố gắng đưa các tình huống giáo dục vào bài giảng cho sinh động nhưng chưa đồng đều. Hiệu quả còn phụ thuộc vào năng lực của từng người.
Như vậy: Từ khâu chỉ đạo xây dựng kế hoạch đến trang bị kỹ năng, cách thức thực hiện và kiểm tra đánh giá nhà trường đều quản lý chưa tốt. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện ở các môn học đồng thời cũng chưa có sự kiểm tra đánh giá mức độ và hiệu quả thực hiện. Nhìn chung, việc tích hợp lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học văn hoá
chưa có sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể. Toàn bộ những nội dung giáo dục kỹ năng sống mang tính tích hợp vẫn là hành động tự phát của giáo viên là chính.
2.2.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
Tác giả tiến hành điều tra 50 giáo viên chủ nhiệm của năm học 2012 - 2013về đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Bảng 2.5: Ý kiến của GVCN về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
STT Nội dung
Mức đồng ý (%)
(5 là rất đồng ý, 1 là rất không đồng ý)
5 4 3 2 1
1 NT có hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho GV CN 0 0 34 66 0 2
NT tổ chức bồi dưỡng nội dung, phương pháp tích hợp GD KNS cho giáo viên hiệu quả
0 0 24 76 0
3 NT chỉ đạo đổi mới giờ sinh hoạt lớp có tích hợp GDKNS phù hợp 0 12 18 70 0 4 NT tổ chức tích hợp GDKNS vào hoạt động GDNGLL hiệu quả 8 32 18 42 0 5
NT thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GD KNS của GV CN để thực hiện đổi mới
0 0 26 74 0
(Số lượng giáo viên khảo sát: 50 người)
Qua kết quả khảo sát cho thấy: đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đối với giáo viên chủ nhiệm hầu hết ở mức độ trung bình và còn yếu. 66% giáo viên chủ nhiệm đánh giá việc quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chưa tốt. Việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, cách thức giáo dục cho đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm có 76% giáo viên đánh giá chưa tốt. Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường về hoạt động này có 74% giáo viên đánh giá chưa tốt Được đánh giá ở mức cao nhất là công tác quản lý việc tích hợp hoạt động GD KNS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng chỉ đạt 40% ở mức khá và tốt.
Trong thực tế nhà trường có phân công một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm.Vào đầu năm học, kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm được phê duyệt và thông qua hội nghị cha mẹ học sinh nhưng việc quản lý hoạt động giáo dục KNS của giáo viên chủ nhiệm hầu như vẫn còn bỏ ngỏ, thiếu sự kiểm tra giám sát của lãnh đạo nhà trường. Nhà trường chưa quan tâm đên việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên chủ nhiệm cũng như chưa có chỉ đạo cụ thể cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện giáo dục KNS. Các hoạt động giáo dục KNS có thành công hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng và lòng nhiệt tình cá nhân giáo viên. Hiệu quả của hoạt động KNS cũng không được đánh giá cụ thể sau mỗi năm học.
Trên thực tế các thầy cô giáo chủ nhiệm đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ trường trung học phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm đã kịp thời nắm bắt tình hình lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục sinh động trong đó có tich hợp giáo dục KNS như: tổ chức cho lớp tham quan dã ngoại, tổ chức các sinh hoạt tập thể để có sự chia sẻ cảm thông như thăm và giúp gia đình bạn nghèo, tổ chức sinh nhật cho bạn cùng lớp, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 50 giáo viên chủ nhiệm lớp về mức độ thực hiện trong các hình thức tổ chức giáo dục KNS. Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.6 dưới đây.
Bảng 2.6: Tần suất thực hiện các hình thức GD KNS của giáo viên chủ nhiệm
STT Hình thức Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL % SL % SL %
1 Trong giờ sinh hoạt lớp 3 6 9 18 38 76 2 Trong hoạt động giáo dục NGLL 34 68 16 32 0 0 3 Trong hoạt động tham quan dã ngoại 0 0 7 14 43 86 4 Trong các hoạt động xã hội 3 6 7 14 40 80 5 Trong các hoạt động văn hoá văn nghệ 12 24 38 76 0 0 6 Trong các hoạt động phong trào khác 12 24 25 50 13 26
(Số giáo viên khảo sát: 50 người)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Hình thức chủ yếu, thường xuyên mà giáo viên chủ nhiệm thực hiện tich hợp hoạt động giáo dục KNS là trong các hoạt động giáo dục NGLL (68%), hoạt động văn hoá văn nghệ và các hoạt động phong trào khác (24%). Hoạt động tham quan dã ngoại và hoạt động xã hội rất ít người thực hiện vì lý do tài chính tốn kém và mất nhiều thời gian. Việc tổ chức tích hợp hoạt động giáo dục KNS vào giờ sinh hoạt lớp chưa đạt hiệu quả như mong muốn và số giáo viên chưa thực hiện việc tích hợp này chiếm tỉ lệ tới 76%.
Tiếp tục khảo sát đánh giá hiệu quả thực hiện trong việc triển khai các hoạt động giáo dục KNS của 50 giáo viên chủ nhiệm được kết quả trong bảng 2.7.
Theo số liệu tự đánh giá của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cho thấy hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chủ yếu đạt mức trung bình. Việc lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục KNS bị coi nhẹ, có tới 50% giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá chưa thực hiện tốt việc lập kế hoạch. Việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục KNS đáp ứng nội dung hấp dẫn phù hợp với lớp chủ nhiệm có 50% giáo viên tự đánh giá ở mức trung bình, 20% giáo viên đánh giá hiệu quả chưa tốt; 56% giáo viên
đánh giá sự phối hợp với cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh ở mức trung bình và chưa tốt, có 70% giáo viên nhận xét việc đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động ở mức độ trung bình hoặc chưa tốt.
Bảng 2.7: Ý kiến về Hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS của đội ngũ GVCN STT Nội dung Mức đồng ý (%) (5 là rất đồng ý, 1 là rất không đồng ý) 5 4 3 2 1
1 Có kế hoạch cho các hoạt động 2 10 38 50 0 2
Tổ chức triển khai các hoạt động với nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp
8 22 50 20 0 3 Có sự phối hợp với cán bộ Đoàn, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh 10 34 46 10 0 4 Có đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 14 16 56 14 0
( Số giáo viên khảo sát: 50 người)
Như vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS ở đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tuỳ thuộc vào lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm và năng lực cá nhân. Việc giáo dục KNS của giáo viên chủ nhiệm chưa có định hướng chủ đề và kế hoạch. Hiệu quả của các hoạt động giáo dục KNS không đồng đều giữa các giáo viên. Hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm đã góp phần vào giáo dục KNS nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Lý do dẫn đến tình trạng trên vì giáo viên thiếu những hiểu biết cần thiết về biện pháp, cách thức, kiến thức thực hiện giáo dục KNS đồng thời nhà trường chưa có sự quản lý chỉ đạo cụ thể về công tác giáo dục KNS trong công tác chủ nhiệm.
2.2.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động Đoàn thanh niên
Tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường đã có vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh trong đó có hoạt động giáo dục KNS. Theo bảng 2.8, các hoạt động của phong trào Đoàn được thực hiện
trong nhà trường khá phong phú và thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên nhà trường tham gia. Nhiều hoạt động đã góp phần tích cực trong việc rèn các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh.
Tổ chức Đoàn trong nhà trường ngoài sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện đoàn Chi Lăng. Tuy vậy chưa có phối hợp thống nhất trong việc cùng chỉ đạo phong trào Đoàn của nhà trường và Huyện đoàn nên hiệu quả các hoạt động không cao. Một số phong trào do Huyện đoàn chỉ đạo như tham gia tuyên truyền về việc chấp hành Luật giao thông, tham gia hưởng ứng chiến dịch Mùa hè xanh...vì không có sự “song trùng lãnh đạo” giữa Huyện đoàn và nhà trường đối với Đoàn thanh niên nhà trường nên rất đôi khi chưa thống nhất, những giáo viên chủ nhiệm đã hết tuổi Đoàn đứng ngoài cuộc không tham gia. Để đánh giá về việc quản lý các hoạt động Đoàn trong nhà trường nói chung và quản lý chỉ đạo hoạt động đoàn thanh niên thực hiện giáo dục KNS cho đoàn viên thanh niên nói riêng, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn đồng chí bí thư Đoàn trường.
Khung 2. Nhận xét của Bí thư Đoàn trường về việc phối hợp giữa tổ chức Đoàn trong nhà trường với các lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS?
Kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên được đồng chí Bí thư Chi bộ và Huyện đoàn duyệt hàng năm. Việc tổ chức giáo dục KNS cho đoàn viên thanh niên chúng tôi vẫn thực hiện hàng năm nhưng không có kế hoạch cụ thể riêng cho hoạt động này nên Đoàn trường cũng chưa quản lý chi tiết việc thực hiện. Tuy nhiên chúng tôi đã thực hiện được nhiều chương trình khá thành công. Vì việc phân công trách nhiệm chưa rõ ràng nên nhiều giáo viên chủ nhiệm còn khoán trắng cho cán bộ Đoàn, còn giáo viên bộ môn thì hầu như không tham gia. Sau mỗi hoạt động, giữa nhà trường và Đoàn trường chưa có nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm hoặc phê bình những giáo viên làm chưa tốt, ghi nhận và ngợi khen những cá nhân tích cực nên chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động mọi người cùng tham gia.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện đoàn thanh niên, trong 2 năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013, Đoàn thanh niên nhà trường đã tổ chức khá nhiều hoạt động giáo dục KNS cho đoàn viên thanh niên. Tổng hợp số liệu và nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Tổng hợp các hoạt động giáo dục KNS của Đoàn thanh niên nhà trường trong năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013
STT Nội dung Số lần
thực hiện
Số HS tham gia
1 Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ 2 114
2 Chăm sóc gia đình thương binh 5 234
3 Tổ chức đọc sách giáo dục giới tính 2 972
4 Định hướng nghề nghiệp 3 2452
5 Tuyên truyền Luật giao thông 2 2958
6 Hoạt động văn hoá văn nghệ 16 23.520
7 Tổ chức trò các chơi vận động và hoạt
động thể thao 38 4.154
8 Hoạt động tham quan dã ngoại 2 87
Theo số liệu thống kê ta nhận thấy: Đoàn thanh niên nhà trường đã có