Đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 92)

Mục tiêu

Đánh giá về KNS của một con người không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về kiến thức văn hoá. Vì vậy cần đánh giá và kiểm tra cả trước, trong và sau quá trình thực hiện.

Ý nghĩa

Thực hiện các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường với sự tham gia của nhiều lực lượng cả trong và ngoài nhà trường là những biện pháp đồng bộ và lâu dài bởi việc hình thành nên một kỹ năng nào đó của con người là cả một quá trình. Trong quá trình thực hiện, không thể thiếu vai trò của việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động này trên tất cả các hoạt động dạy học cũng như hoạt động giáo dục. Biện pháp:

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động giáo dục KNS trong hoạt động tổng thể của nhà trường, lấy ý kiến đóng góp của tập thể giáo viên để có sức mạnh tuyên truyền cũng như ý thức trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường.

- Xây dựng các bài tập tình huống, phiểu hỏi, phiếu trắc nghiệm đối với học sinh để đánh giá hiệu quả sau thực hiện. Căn cứ vào những thông tin phản hồi từ học sinh, có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

- Khảo sát lấy ý kiến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, các lực lượng giáo dục khác để kiểm tra đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm sau các hoạt động phối hợp của các lực lượng giáo dục, đánh giá và điều chỉnh các nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền, cơ chế phối hợp để có bài học kinh nghiệm cho những lần sau.

Có thể thấy công tác kiểm tra, đánh giá bao trùm lên toàn bộ các hoạt động quản lý của nhà trường về giáo dục KNS theo sơ đồ 3.1.

Theo sơ đồ có thể thấy: Khâu đánh giá, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên ở tất cả các hoạt động. Quá trình kiểm tra, đánh giá phải xem xét tổng thể và kiểm tra đánh giá mối liên hệ, tác động qua lại của các thành tố tham gia hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường. Quá trình đánh giá giúp cho nhà quản lý hiểu được mục tiêu đặt ra đạt ở mức độ nào và có những thông tin hữu ích để điều chỉnh các hoạt động tiếp theo.

Sơ đồ 3.2: Kiểm tra, đánh giá tổng thể các hoạt động giáo dục kỹ năng

Hiệu trưởng QL HĐ GD KNS GV BM GVCN Đoàn TN Các LLGD CSVC ĐG KT của hiệu trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)