Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 29)

dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

Mục tiêu của quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS là làm cho quá trình GD vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Quá trình này bao gồm:

+ Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay.

+ Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp.

+ Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GD kỹ năng sống cho HS.

Nhà trường phải trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về tư tưởng đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hoá XH, khả năng ứng phó, giao tiếp và biết cách làm chủ bản thân. “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có nhân sinh quan trong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống, thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới.”.

1.6.3. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Nội dung quản lý công tác giáo dục KNS cho học sinh THPT bao gồm:

1.6.3.1. Lập kế hoạch QLGD kỹ năng sống trong nhà trường

Đây là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Như vậy khi lập kế hoạch người cán bộ quản lý cần phải chú ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GD kỹ năng sống với mục tiêu GD chung trong nhà trường.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả GD cao.

- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Người cán bộ quản lý phải xây dựng các kế hoạch sau:

+ Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm. + Kế hoạch hoạt động theo chương trình.

+ Kế hoạch hoạt động theo các mặt của hoạt động xã hội.

Các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi.

1.6.3.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD kỹ năng sống trong nhà trường

a. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa giáo viên và học sinh. Dưới tác động tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đặt ra. Tổng hợp thành quả các bài học, các môn học, các mặt giáo dục, học sinh hình thành được nhân cách của bản thân thông qua kiến thức, kỹ năng, thái độ với các hiện tượng đời sống. Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học chính là quản lý việc thực hiện các nội dung

trong chương trình có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống, nhất là một số môn khoa học xã hội có ưu thế như Ngữ văn, Giáo dục công dân…; quản lý phương pháp dạy học của giáo viên giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết không chỉ nắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn hình thành các thái độ, hành vi ứng xử trong cuộc sống có liên quan đến kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề...; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ đơn thuần là chú trọng đến việc nắm kiến thức mà còn quản lý việc đánh giá thông qua hành vi thái độ mà học sinh tích luỹ được dần dần thông qua các bài học. Nói cách khác phải quản lý việc thực hiện mục tiêu bài dạy trên cả ba phương diện: kiến thức, thái độ, hành vi.

b. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là quá trình tác động bền bỉ, lâu dài, bằng nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học, việc giáo dục kỹ năng sống còn được thực hiện trong các hoạt động giáo dục. Nhà trường phải quản lý từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực thi kế hoạch và có kiểm tra đánh giá trong công tác chủ nhiệm lớp, trong giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp; Chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên trong các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến các hoạt động thắp sáng ước mơ tuổi trẻ, định hướng nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe thể chất và sức khoẻ tinh thần, có các kỹ năng hoạt động xã hội...Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường như: Công an, Y tế, Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình, Huyện đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh…nhằm tổ chức các chương trình giáo dục chuyên đề về kỹ năng sống.

Để thực hiện tốt chức năng kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNS, nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cần đạt trong hoạt động giáo dục KNS, từ đó xác định những biện pháp có tính khả thi để thực hiện kế hoạch.

c. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong nhà trường:

Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá. Xác định được cách kiểm tra. Sau kiểm ta cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 29)