Chỉ đạo hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 83)

Mục tiêu

Tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa tổ chức Đoàn trong nhà trường với các tổ chức khác và đặc biệt là với học sinh toàn trường.

Tổ chức Đoàn phải trở thành nơi đoàn viên thanh niên tự nguyện tìm đến để được tham gia các hoạt động, từ đó hình thành ý thức của người thanh niên có lý tưởng sống, có trách nhiệm với tập thể, với bản thân và gia đình, nuôi dưỡng ước mơ được cống hiến cho quê hương, đất nước.

Ý nghĩa

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục của xã hội và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, GDKNS và giáo dục truyền thống cho học sinh. Đoàn là nơi rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp, kỷ cương tư thế tác phong, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý

thanh niên học sinh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng những ước mơ, nguyện vọng của tuổi trẻ "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vì vậy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh cần phải phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thưởng.

Đoàn thanh niên là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục KNS và đặc biệt là giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số. Thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể đoàn viên thanh niên được trang bị thêm những kiến thức và hiểu biết về khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với người khác.

Đoàn trường là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện KNS và tự khẳng định mình. Vì thế mọi tổ chức trong nhà trường (Chi bộ, Ban giám hiệu...) cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho Đoàn và Hội hoạt động. Thông qua các hoạt động hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn, giáo dục lý tưởng cách mạng, KNS và hình thành ước mơ cao đẹp cho học sinh. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ “Bạn xa nhà” để các em học sinh được giãi bày tâm sự, được hướng dẫn những KNS cần thiết...

Biện pháp thực hiện

- Tập huấn, tuyên truyền vai trò trách nhiệm về giáo dục KNS cho học sinh: Hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc. Đối với các đồng chí giáo viên làm công tác Đoàn trong nhà trường từ cuộc họp cấp uỷ trong nhà trường đến cuộc họp liên tịch theo ngành dọc dưới sự chỉ đạo trực tiêp của Huyện đoàn phải được quán triệt một cách sâu sắc nhiệm vụ giáo dục KNS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học của Đoàn thanh niên.

- Phối hợp chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên trong đó có nội dung giáo dục KNS: Tham mưu cho cấp uỷ thông qua tổ chức Đảng chỉ đạo các hoạt động của Đoàn theo mục tiêu giáo dục của nhà trường và xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của tổ chức Đoàn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ Đảng nhà trường và Huyện đoàn thanh niên cùng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh. Xây dựng quy chế phối hợp lãnh đạo giữa nhà trường và huyện đoàn đối với tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường để huy động được mọi lực lượng tham gia một cách hợp lý và không bị chồng chéo. Nội dung kế hoạch của tổ chức Đoàn thanh niên phải căn cứ vào định hướng, mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, của tổ chức Đoàn thanh niên và nhiệm vụ cụ thể của mỗi năm học. Trong mỗi năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Đoàn trường học để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích học sinh để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua; đồng thời tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động để có sự động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân kịp thời; bên cạnh đó phê bình khiển trách, điều chỉnh, uốn nắn những tập thể, cá nhân vi phạm.

- Thống nhất lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS trong năm học trên cơ sở thực tế nhà trường. Các nội dung giáo dục KNS cần phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dân tộc và phù hợp với điều kiện của nhà trường, Đoàn trường thông qua nhiều hình thức hoạt động như: Hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn, sinh hoạt câu lạc bộ...để giúp các em lĩnh hội kiến thức từ đó hình thành cho các em ước mơ hoài bão cao đẹp.

- Thống nhất về vai trò, trách nhiệm cụ thể trong các chương trình hoạt động đã đề ra: Chi bộ và Ban lãnh đạo nhà trường cử một đồng chí trực tiếp

phụ trách các hoạt động, Ban thường vụ Đoàn mà cao nhất là đồng chí Bí thư Đoàn trường chịu trách nhiệm tổ chức phân công cán bộ đoàn viên phụ trách từng mảng công việc theo đặc thù của từng hoạt động, các giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm đôn đốc và tổ chức, quản lý đoàn viên thanh niên của lớp tham gia. Cùng với việc phân công trách nhiệm trong công tác cũng cần có những thống nhất bằng các quy định cụ thể về nguồn tài chính phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động.

- Tổ chức phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường, Ban chấp hành Đoàn trường và lực lượng giáo viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Đoàn trường - giáo viên chủ nhiệm - giáo viên bộ môn để tạo ra các hoạt động bổ ích góp phần giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao. Trong quá trình phối hợp chú ý đến việc lựa chọn nội dung, hình thức, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục. Phải lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với hình thức giáo dục sẽ giúp cho việc truyền tải các nội dung giáo dục một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn và thể hiện tính linh hoạt sáng tạo của người tổ chức.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên trong việc tổ chức cho học sinh đọc các loại sách về giáo dục KNS cho phù hợp với đặc điểm học sinh nhà trường.Với đặc thù là một huyện miền núi, có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số, tâm lý học sinh dân tộc tự ti, e ngại trong tiếp xúc và phát biểu suy nghĩ của mình, nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức cho học sinh đọc sách về giới tính, sách của tủ sách “Hạt giống tâm hồn” theo hình thức chia nhóm nhỏ theo giới tính sau đó phát phiếu lấy ý kiến nhận xét phản hồi, những thắc mắc hay những nguyện vọng, những băn khoăn muốn chia xẻ của tuổi mới lớn để có sự giải đáp tư vấn của cán bộ Đoàn có kinh nghiệm.

- Kiểm tra, rút kinh nghiệm trong các hoạt động: Đặc thù của các hoạt động giáo dục KNS không đơn thuần là chỉ nhằm giáo dục một kỹ năng nào đó mà là sự lồng ghép, đan xen, tích hợp của nhiều kỹ năng khác nhau. Các

hoạt động giáo dục KNS do Đoàn thanh niên đứng ra tổ chức thường là các chương trình sinh hoạt chuyên đề, các chương trình ngoại khoá có nội dung tích hợp, các chương trình văn hoá văn nghệ... với số lượng khá đông đoàn viên thanh niên tham gia vì vậy trước, trong và sau khi thực hiện chương trình luôn phải kiểm tra, rà soát, rút kinh nghiệm hết sức cẩn thận tất cả các khâu từ khâu chuẩn bị, phân công nguồn lực đến thực thi chương trình để đảm bảo các chương trình vừa có tính hiệu quả thiết thực vừa mang tính giáo dục cao.

Điều kiện thực hiện

- Chi bộ và BGH nhà trường cần chỉ đạo Ban chấp hành đoàn trường cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn vững mạnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với các hoạt động đồng thời là những học sinh học tập tốt, gương mẫu được tập thể tín nhiệm...

- Tổ chức Đoàn thanh niên quán triệt được rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc giáo dục thanh thiếu niên trong đó có giáo dục KNS trong nhà trường, từ đó có trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc.

- Cán bộ Đoàn được tập huấn và có năng lực trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục KNS. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, không khí dân chủ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, biết đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ đối với những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện; xây dựng tinh thần tương thân tương ái.

- Xây dựng tinh thần tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học sinh. Nhà trường thông qua các đoàn thể nhất là Đoàn thanh niên xây dựng các kênh thông tin để thu thập và nắm bắt các vấn đề về tâm sinh lý và các hoạt động giáo dục của học sinh.

- Tôn trọng tính độc lập của tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường để có sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn trong

việc thực hiện các hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đồng thời tạo điều kiện về kinh phí, có sở vật chất, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)