TIẾNG ANH
Nghiên cứu của các nước trên thế giới và nghiên cứu trong nước thời gian qua cho thấy việc đánh giá giáo viên phổ thông hiện nay đều tập trung vào năng lực của giáo viên. Một trong những thành tố tạo nên năng lực của giáo viên đó chính là chất lượng hoạt động giảng dạy. Trong các nghiên cứu đã trình bày ở phần trước thì tiêu chí đánh giá HĐGD đã được đề cập đến. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD của đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung và HĐGD tiếng Anh bậc THPT nói riêng cần được cụ thể hóa cho phù hợp với đặc trưng môn học, bậc học. Điều này sẽ giúp cán bộ quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên một cách chính xác, từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ cơ sở.
Để xây dựng thước đo đánh giá giờ dạy tiếng Anh 11 tại trường THPT ĐK- HBT Hà Nội hiện nay chúng tôi căn cứ trên những tiêu chí có trong công cụ đánh giá hiện hành của Sở GD&ĐT Hà Nội, đồng thời cụ thể hóa các tiêu chí dựa trên những nghiên cứu trong và ngoài nước như đã trình bày ở phần trước.
Các tiêu chí trong nghiên cứu này được đề xuất như sau: (1) Tiêu chí 1: Mục tiêu
Dựa trên các mục tiêu lớn đã được xác định trong sách giáo khoa cũng như văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ đích chung cần hướng tới trước khi hoạt động dạy học diễn ra, đồng thời giúp học sinh xây dựng mục tiêu của riêng mình tùy theo nhu cầu và sở thích của từng người.
29 Cụ thể:
- Rõ ràng; - Phù hợp.
(2) Tiêu chí 2: Phương pháp
Phương pháp giảng dạy được sử dụng phù hợp với đặc trưng bộ môn, trong đó, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội tương tác, dùng các thủ thuật phù hợp khuyến khích học sinh giao tiếp hiệu quả.
Cụ thể: - Dễ hiểu;
- Tạo cơ hội tương tác;
- Thủ thuật dạy linh hoạt, đa dạng; - Nhiệt tình giải đáp thắc mắc - Sử dụng thiết bị hỗ trợ phù hợp.
(3) Tiêu chí 3: Nội dung
Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung giảng dạy cần được cung cấp đầy đủ, chính xác, có hệ thống nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Cụ thể: - Hệ thống;
- Đầy đủ, chính xác; - Hiệu quả;
- Nâng cao hiểu biết văn hóa nước ngoài; - Gắn kết với cuộc sống.
(4) Tiêu chí 4: Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá cần phản ánh đúng năng lực học sinh và đạt được mục đích thúc đẩy học tập tiến bộ.
Cụ thể: - Kỹ lưỡng;
- Khớp với nội dung giảng dạy (đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) - Công bằng, chính xác, phản ánh đúng năng lực học sinh;
30 Mục tiêu Nội dung Kiểm tra – đánh giá Phƣơng pháp Hoạt động giảng dạy Tiếng Anh
- Đúng hạn.
Với mỗi tiêu chí chúng tôi sẽ đánh giá trên cùng một thang đo 5 mức độ, tương ứng với mức 1 là rất không đồng ý, mức 2 là không đồng ý, mức 3 là phân vân, mức 4 là đồng ý, mức 5 là rất đồng ý.
1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong chương này chúng tôi đã trình bày tóm lược một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. Các vấn đề được đề cập đến gồm: (1) Tổng quan vấn đề nghiên cứu; (2) Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Phần lược thuật tài liệu đã đề cập đến những vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong quá trình thực hiện đề tài, trên cơ sở đó đưa ra khung lý thuyết cho nội dung chính cần nghiên cứu. Đó là: (1) khái niệm đánh giá; (2) khái niệm hoạt động giảng dạy; (3) khái niệm hoạt động giảng dạy tiếng Anh tốt và một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đây cũng chính là cở sở lý luận để chúng tôi vận dụng xây dựng mô hình nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá HĐGD tiếng Anh 11 tại trường THPT ĐK – HBT Hà Nội.
Cụ thể bằng mô hình hóa nhƣ sau:
31
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương trước chúng tôi đã đề ra được các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại trường THPT gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra - đánh giá.
Từ những tiêu chuẩn đó chúng tôi đã cụ thể hóa thành những tiêu chí cho từng hợp phần của bộ tiêu chí.
Trong chương này, bộ tiêu chí sẽ được cụ thể hóa thành những chỉ số, từ những chỉ số cụ thể này sẽ tiến hành xây dưng bộ phiếu hỏi làm công cụ đo cho bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại các trường THPT. Mặt khác, cũng xuất phát từ việc xây dựng bộ công cụ đo sẽ xác định rõ đối tượng tham gia trong quá trình đánh giá.
2.1. NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ
Bảng 2.1: Nội dung các tiêu chí và chỉ số đánh giá HĐGD Tiếng Anh
Tiêu
chuẩn Tiêu chí TT
Chỉ số
Mục tiêu Rõ ràng 1
Mục tiêu của mỗi đơn vị bài học được giới thiệu rõ ràng
Phù hợp 2 Mục tiêu của bài học phù hợp với học sinh
Phương pháp
Dễ hiểu 3 Các nhiệm vụ bài học được học sinh thực hiện một cách dễ dàng Tạo cơ hội tương
tác 4 Giờ học là cơ hội cho học sinh giao tiếp nhiều bằng tiếng Anh Sử dụng thủ thuật
dạy linh hoạt đa
dạng 5 Giờ học luôn cuốn hút, hấp dẫn
Nhiệt tình 6 Thắc mắc của học sinh luôn được thầy cô sẵn sàng giải đáp
Sử dụng thiết bị
hỗ trợ phù hợp 7 Các tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan: thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh.. Nội dung
Hệ thống 8 Các kiến thức được học có sự gắn kết, kế thừa giữa kiến thức cũ – kiến thức mới Chính xác 9 Các kiến thức kỹ năng được chuyển tải không có
sai sót
32
Tiêu
chuẩn Tiêu chí TT
Chỉ số
sinh thực hiện các yêu cầu bài học
Hiệu quả 11 Học sinh có thể giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh, hiểu nội dung các văn bản thông dụng bằng tiếng Anh
Nâng cao hiểu biết văn hóa nước
ngoài 12
Học sinh hiểu biết thêm về văn hóa Anh sau các giờ học
Gắn thực tế 13 Bài học trên lớp có liên hệ với cuộc sống
Kiểm tra đánh giá
Kỹ lưỡng 14 Điểm mạnh, yếu của học sinh trong từng bài kiểm tra được chỉ rõ
Khớp với nội
dung giảng dạy 15 Nội dung kiểm tra nằm trong chương trình học Phát triển kĩ năng 16 Nội dung kiểm tra gồm cả 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) Công bằng, chính
xác 17 Kết quả kiểm tra phản ánh đúng năng lực học sinh Đúng hạn 18 Bài kiểm tra được trả trong vòng 1 tuần
2.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Để thực hiện được công việc đánh giá, chúng tôi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin cung cấp cho việc đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 của giáo viên được thực hiện trên 3 kênh đánh giá. Cụ thể:
- GV đánh giá theo mẫu phiếu. Khi GV tham gia vào quá trình đánh giá sẽ giúp họ hiểu rõ các tiêu chí mình sẽ được đánh giá. GV sẽ chọn mức độ mô tả đúng nhất năng lực mình đạt được ở mỗi tiêu chí.
- Cán bộ quản lý (viết tắt là CBQL) gồm: Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn của bộ môn tiếng Anh sẽ nhận xét, đánh giá về GV được xem là kênh đánh giá thứ hai. Các tiêu chí lựa chọn: có hiểu biết tương đối về GV, thường xuyên liên hệ với GV, biết rõ công việc giảng dạy của từng GV.
- HS đánh giá được xem là kênh thứ ba. Các tiêu chí lựa chọn: toàn bộ HS khối 11 của Trường THPT ĐK – HBT.
33
Các bước tổ chức thu thập thông tin:
- B1: Trình bày với ban giám hiệu (BGH) nhà trường, đề đạt nguyện vọng, thảo luận mục đích của đợt khảo sát và bố trí lịch thực hiện điều tra.
- B2: Gặp gỡ CBQL, GV, HS để phổ biến mục đích của đợt khảo sát, nội dung phiếu khảo sát.
- B3: Hướng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu. - B4: Thu phiếu trả lời.
2.3. QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU 2.3.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi 2.3.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi
Từ các chỉ số của từng tiêu chí tiến hành xây dựng các bàng hỏi cho CBQL, GV, HS. Sau khi hỏi xin ý kiến chuyên gia đã hoàn thành được các bảng hỏi 1, 2, 3. Cụ thể: (1) Bảng hỏi dành cho CBQL (Phụ lục 1, trang 79);
(2) Bảng hỏi dành cho GV (Phụ lục 2, trang 80); (3) Bảng hỏi dành cho HS (Phụ lục 3, trang 82).
2.3.2. Chọn mẫu
Trong điều kiện thực tế tại Trường THPT ĐK – HBT có:
- CBQL (4 người) bao gồm 01 hiệu trưởng, 02 hiệu phó và 01 tổ trưởng chuyên môn của bộ môn tiếng Anh.
- GV trực tiếp giảng dạy tiếng Anh khối 11 (13 người): 10 GV chính thức và 03 GV hợp đồng.
- HS khối 11: 592 HS. (Quá trình lấy mẫu toàn bộ chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm gồm 213 HS, giai đoạn chính thức gồm 379 HS)
Tổng mẫu điều tra là 609 người, do đó việc điều tra thu thập số liệu sẽ tiến hành trên toàn bộ mẫu mà không tiến hành quy trình chọn mẫu.
Bảng 2.2. Cơ cấu khách thể nghiên cứu
TT LỚP BAN T.SỐ NAM NỮ GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 11A1 A 41 26 63.4 15 36.6 5 12.2 8 19.5 25 61.0 3 7.3 2 11A2 A 44 32 72.7 12 27.3 2 4.5 20 45.5 19 43.2 3 6.8 3 11A3 A 38 31 81.6 7 18.4 2 5.3 10 26.3 22 57.9 4 10.5 4 11A8 C1 42 25 59.5 17 40.5 11 26.2 20 47.6 11 26.2 0 0.0 5 11A9 C1 45 29 64.4 16 35.6 5 11.1 9 20.0 26 57.8 5 11.1
34 6 11A10 C1 43 26 60.5 17 39.5 1 2.3 8 18.6 18 41.9 16 37.2 7 11A11 C1 40 24 60.0 16 40.0 2 5.0 8 20.0 23 57.5 7 17.5 8 11A12 C1 46 31 67.4 15 32.6 2 4.3 11 23.9 28 60.9 5 10.9 9 11A4 C2 43 4 9.3 39 90.7 17 39.5 24 55.8 2 4.7 0 0.0 10 11A5 C2 42 10 23.8 32 76.2 6 14.3 13 31.0 19 45.2 4 9.5 11 11A6 C2 38 8 21.1 30 78.9 5 13.2 13 34.2 16 42.1 4 10.5 12 11A7 C2 44 8 18.2 36 81.8 5 11.4 17 38.6 15 34.1 7 15.9 13 11A13 C2 44 11 25.0 33 75.0 6 13.6 13 29.5 24 54.5 1 2.3 14 11A14 C2 42 9 21.4 33 78.6 6 14.3 15 35.7 20 47.6 1 2.4 TỔNG 592 274 46.3 318 53.7 75 12.7 189 31.9 268 45.3 61 10.3 2.3.3. Lấy số liệu
- Tiến hành phát phiếu điều ra lần 1 đến đối tượng điều tra trong toàn trường thông qua BGH, GV chủ nhiệm các lớp.
- Thu phiếu khảo sát lần 1, nếu chưa đảm bảo mẫu tối thiểu 80% thì sẽ tiến hành phát phiếu hỏi lần 2 để thu thập số liệu đến khi đạt tỷ lệ cần thiết.
2.3.4. Thời điểm khảo sát
Bảng hỏi dành cho học sinh được phát ra vào các tiết sinh hoạt lớp ngày thứ Hai và thứ Năm, giai đoạn từ 17 đến 24 tháng 5 năm 2012, sau khi hướng dẫn kỹ thuật trả lời.
Đây là thời điểm học sinh đã thi xong kỳ thi cuối năm và đã được biết kết quả thi. Thời điểm này thích hợp cho học sinh nhìn nhận lại cả năm học để có những đánh giá chuẩn xác. Thời gian hoàn thành bảng hỏi trong khoảng 15 phút.
Bảng hỏi dành cho giáo viên được phát vào tiết sinh hoạt tổ: tiết 3, Thứ Hai, 21/5/2012 sau khi nói rõ mục đích và hướng dẫn kỹ thuật ghi phiếu. Thời gian hoàn thành phiếu 15 phút.
Phỏng vấn BGH và tổ trưởng chuyên môn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 28 đến 31 tháng 5 năm 2012, theo lịch hẹn của từng thành viên trong BGH và tổ trưởng chuyên môn. Mục đích khảo sát đã được xin ý kiến từ trước, các thành viên trong BGH được hướng dẫn kỹ thuật trả lời trước khi phát phiếu.
2.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BỘ CÔNG CỤ ĐO LƢỜNG
Độ tin cậy và độ hiệu lực là 2 điều kiện không thể thiếu của bất kỳ hình thức đo lường nào. Độ tin cậy là mức độ ổn định đáng tin cậy của kết quả đo lường. Độ
35
hiệu lực phản ánh mức độ đạt được mục đích đề ra của đo lường. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ được đánh giá dựa trên các chỉ số do SPSS và Quest cung cấp.
Độ tin cậy tốt được cho là ở mức > 0.6
Hệ số tương quan của mỗi câu hỏi với toàn bộ các câu được cho là tốt khi > 0.4 Chỉ số độ phân biệt được cho là tốt khi D > 0.2
2.4.1. Giai đoạn điều tra thử nghiệm
2.4.1.1. Số liệu tiến hành điều tra thử nghiệm
Bảng 2.3: Thống kê số lượng HS được điều tra thử nghiệm
TT Lớp Ban Tổng số gia đánh giá Số HS tham Tỉ lệ (%)
1 11A1 A 41 38 92.7% 2 11A4 C2 43 40 93.0% 3 11A5 C2 42 42 100.0% 4 11A8 C1 42 37 88.1% 5 11A9 C1 45 40 88.9% Tổng 213 197 92.5%
Từ kết quả bảng trên cho thấy tổng số HS được tiến hành điều tra thử nghiệm đạt 92.5% như vậy đủ điều kiện để tiến hành điều tra.
2.4.1.2. Phân tích số liệu điều tra
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao (r = 0,893). Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt (Tham khảo phụ lục 4, trang 84) Toàn bộ 18/18 câu hỏi có hệ số tương quan đạt giá trị từ 0,410 đến 0,709.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra thử nghiệm
Câu
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến này MỤC TIÊU: Alpha = 0.592
C1 3.355 0.577 0.433 .(a)
C2 3.467 0.352 0.433 .(a)
36
Câu Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
C3 11.665 7.316 0.523 0.625
C4 11.670 7.151 0.524 0.621
C5 12.168 7.518 0.469 0.644
C6 12.051 7.273 0.442 0.652
C7 12.345 6.237 0.385 0.705
NỘI DUNG: Alpha = 0.791
C8 12.822 13.841 0.487 0.772 C9 13.497 13.282 0.492 0.771 C10 13.528 11.516 0.594 0.749 C11 12.954 12.554 0.648 0.736 C12 14.223 13.042 0.547 0.759 C13 13.000 13.163 0.508 0.768
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: Alpha = 0.820
C14 10.827 9.164 0.559 0.799
C15 10.574 8.797 0.630 0.779
C16 10.376 9.062 0.653 0.773
C17 10.553 8.361 0.706 0.755
C18 10.726 9.292 0.518 0.812
Đồng thời qua kết quả đánh giá độ tin cậy đối với từng cấu trúc ở bảng 2.4 cho thấy:
Thành phần mục tiêu có 02 câu hỏi (C1&C2) đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.4 và hệ số độ tin cậy Alpha = 0.592 gần bằng 0.6 và độ tin cậy sẽ bị âm giá trị [.(a)] nếu loại biến, nên cả hai câu hỏi này đều được chấp nhận. Ta thấy các tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với thực tế, để bắt đầu tiến trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học là gì, từ đó giúp học sinh xây dựng mục tiêu học tập cụ thể tùy theo nhu cầu và sở thích của từng em nhằm phát huy tối đa năng lực của người học (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Thành phần phương pháp có 05 câu hỏi (C3 – C7) trong đó có 04 câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng > 0.4 (C3, C4, C5, C6). Duy nhất có câu C7 “Các tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan: thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh…” có hệ số tương quan biến tổng = 0.385 gần bằng 0.4 nhưng nếu loại biến này thì hệ số Alpha tăng lên không đáng kể 0.705 > 0.697. Vì thế chúng tôi vẫn giữ câu 7 nhưng trong quá
37
trình điều tra chính thức chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn cho học sinh hiểu thế nào là