Đánh giá giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 25)

Giáo dục là hoạt động bao gồm 2 mảng chủ đạo: giảng dạy kiến thức kỹ năng và hình thành phát triển nhân cách người học.

Để đánh giá chất lượng giáo dục, trên thế giới thường sử dụng khung chất lượng do UNESCO khuyến nghị cộng đồng áp dụng, bao gồm chất lượng của các nhân tố đầu vào, chất lượng các hoạt động giáo dục và chất lượng thể hiện ở đầu ra.

“Chất lượng” từ xưa đến nay là một khái niệm phức tạp, đôi khi không nhận được sự đồng thuận tuyệt đối. Tuy nhiên cho dù được định nghĩa dưới góc độ nào, thì khái niệm “chất lượng” hay còn gọi là “tốt” thường mang hàm ý là tổng thể các

15

đặc điểm, đặc tính của một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc một hoạt động nào đó thỏa mãn được nhu cầu người thụ hưởng.

Chất lượng tự bản thân nó hàm chứa cả 2 yếu tố: chuẩn mực và sự tuyệt hảo. Chất lượng là cái tốt nhất.

Trong giáo dục, khái niệm chất lượng, hoặc “tốt”, thông dụng nhất phổ biến nhất là “sự phù hợp với mục tiêu đề ra” [28].

Ở bậc THPT tại Việt Nam, mục tiêu giáo dục được đề ra trong các văn kiện của Đảng là: “Giúp học sinh phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [24].

Cuốn 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học [42] cho rằng chất lượng giáo dục được cấu thành từ 4 thành phần, đó là:

1. Yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất của nhà trường, sách giáo khoa, tài liệu học tập, thư viện, trang thiết bị…; con người tham gia giáo dục như các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh (HS)…; đầu tư tài chính cho mỗi HS, tỷ lệ GDP dành cho giáo dục.

2. Quá trình giáo dục của hệ thống: thời gian dành cho học tập, phương pháp dạy học; tương tác giữa GV và HS; quy mô lớp học...;

3. Kết quả giáo dục: những phẩm chất, giá trị của người học được đào tạo: kiến thức, kỹ năng; sự trưởng thành của người dạy trong quá trình giáo dục…;

4. Các yếu tố ảnh hưởng khác như: điều kiện về kinh tế, văn hóa – xã hội; kiến thức về giáo dục cộng đồng, cơ sở hạ tầng, dân tộc, tôn giáo; nguồn lực dành cho giáo dục; sự mong đợi của công chúng.

Trong 4 yếu tố kể trên thì quan trọng nhất chính là quá trình giáo dục. Ở bậc THPT, quá trình giáo dục được cụ thể hóa thành quá trình dạy và học. Chất lượng của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giảng dạy của giáo viên. Vì thế, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên một cách thường xuyên là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy nói riêng.

16

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)