Phân tích từ kết quả thanh kiểm tra công tác chuyên môn của

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 75)

trong vòng giai đoạn từ 2007 đến 2012

Trong vòng 5 năm từ 2007 đến 2012, trường THPT ĐK - HBT có 10 giáo viên được thanh tra chuyên môn định kì do Sở GD&ĐT tiến hành với mỗi năm 2 giáo

65

viên * 2 tiết. Trên tổng số 20 tiết được thanh tra số tiết đạt tốt là 7/20 (chiếm tỉ lệ 35%), tiết khá là 12 (chiếm tỉ lệ 60%), tiết trung bình là 1 (chiếm tỉ lệ 5%) và không có tiết yếu kém hoặc không đạt. Ngay cả các đánh giá tiết dạy của giáo viên qua các cuộc thanh tra đột xuất của Sở (4 tiết/ 5 năm qua) cũng không có tiết dạy nào xếp loại trung bình.

3.3.3. Thực trạng dạy- học tiếng Anh 11 tại THPT ĐK-HBT Hà Nội từ 2007-2012

Phân tích từ kết quả học tập hằng năm của học sinh và kết quả đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên từ 2007-2012 chứng tỏ rằng công tác giảng dạy môn tiếng Anh 11 tại trường được đánh giá tích cực. Giáo viên ngoại ngữ của trường có những nỗ lực không nhỏ để hoàn thành công tác của mình trong bối cảnh trường có những khó khăn khách quan như: vị trí địa lý, mặt bằng dân trí khu vực, tình hình trật tự an ninh trong khu vực dân cư trường cư trú là mối quan ngại của nhiều phụ huynh và học sinh, dẫn tới việc sĩ số học sinh luôn biến động chuyển đi lớn, đặc biệt ở khối lớp 10. Thêm vào đó, điểm tuyển đầu vào của trường luôn thấp hơn so với các trường cùng cụm Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng, khiến cho trường không có được học sinh có nền tảng tốt bằng các trường bạn. Trường lại trong thời gian cơ sở vật chất xuống cấp và đang được xây dựng lại khiến khung cảnh sư phạm xáo trộn, ô nhiễm bụi bẩn, tiếng ồn... Bên cạnh đó phải kể tới những tác động khác như ý thức chủ quan của người học. Việc học tủ, học lệch ngày càng trở nên phổ biến trong các trường phổ thông. Số lượng học sinh đăng kí các ban nâng cao môn xã hội và tiếng Anh không nhiều, luôn nhỏ hơn những học sinh đăng ký các ban nâng cao môn tự nhiên chứng tỏ số học sinh yêu thích, có nhu cầu học môn tiếng Anh không lớn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác ảnh hưởng đáng kể chính là định hướng ngành nghề ngoài xã hội như: phi thương bất phú, làm kinh tế là con đường nhanh nhất dẫn tới giàu có… khiến khối các môn học xã hội đang bị xem nhẹ.

Cùng với những khó khăn nói trên còn phải kể đến sự bất cập giữa yêu cầu đổi mới giảng dạy học môn tiếng Anh với nội dung, hình thức các kỳ thi, kiểm tra đang gây rất nhiều tranh cãi: đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh đòi hỏi theo đường hướng giao tiếp, đòi hỏi các hoạt động tương tác đa chiều giữa học sinh với

66

học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với môi trường bên ngoài lớp học. Đây thực chất là chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe nói đọc viết mà trong đó nghe nói là chủ yếu. Trong khi đó, kiểm tra đánh giá không chú trọng kỹ năng nghe nói mà chủ yếu vẫn là hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm này khiến học sinh đôi khi cần học kỹ năng phân biệt, chọn đáp án đúng sao cho nhanh và hiệu quả nhất, hơn là cần luyện kỹ năng nghe nói và viết câu bài sao cho chuẩn mực… Vì thế đôi khi có sự tranh cãi giữa dạy tốt và dạy hiệu quả. Hiệu quả lại thường được đánh giá thông qua kết quả thi, đặc biệt là những kỳ thi lớn mang tính chất quốc gia như thi tốt nghiệp và thi vào đại học. Để đáp ứng được tất cả những yêu cầu khác nhau này, giáo viên cần có sự hài hòa giữa việc giảng hay, đúng định hướng giao tiếp mà vẫn phải hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Tuy có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả nhất định, HĐGD tiếng Anh 11 ở trường THPT ĐK - HBT Hà Nội vẫn còn những bất cập như: con số đánh giá các tiết dạy đạt tốt còn thấp và vẫn còn tiết trung bình và đặc biệt là số học sinh có kết quả giỏi giảm và tỉ lệ học sinh yếu có chiều hướng tăng, hay việc số lượng học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi đạt giải chiếm tỉ lệ rất thấp, nhiều năm không có học sinh đạt giải cao.

Như vậy, có thể công tác giảng dạy bộ môn ngoại ngữ cần phải được xem xét lại, nhằm tìm ra nguyên nhân nội tại để cải thiện chất lượng hoạt động giảng dạy ngoại ngữ của trường. Liệu có hay không quá trình tổ chức dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu thời đại, chưa động viên khuyến khích được người học, người học chưa có động cơ học tập tốt, công tác kiểm tra đánh giá còn có những bất cập

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 75)