Để xem xét về hoạt động giảng dạy tốt hay chưa tốt, người ta thường nhắc tới các từ chất lượng hay hiệu quả.
Hoạt động giảng dạy tốt là hoạt động của giáo viên đáp ứng được nhu cầu học tập của đông đảo học sinh, phù hợp với chuẩn mực đề ra, được xã hội công nhận.
HĐGD tốt theo quan điểm của De Guzman E. (2000) [4] xuất phát từ động cơ bên trong của người dạy (kiến thức về môn học và năng lực sư phạm) trong quá trình hướng dẫn truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Theo Fink (2002), HĐGD là quá trình tương tác giữa người dạy và người học. HĐGD tốt là khi người dạy xác định rõ các mục tiêu giáo dục, lựa chọn nguồn học liệu tin cậy, tạo ra được nhiều sự lĩnh hội có ý nghĩa và thiết kế kiểm tra mang tính phân loại cao [7].
Trong Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về đánh giá HĐGD và nghiên cứu khoa học của giảng viên (2005), quan điểm về HĐGD tốt là khi người thầy hiểu rõ môi trường xã hội; hiểu rõ tính chất, đặc điểm, điều kiện của nhà trường; nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ dạy học; hiểu sinh viên; lựa chọn nội dung phù hợp; lựa chọn phương pháp đúng; khai thác các động lực bên ngoài; hạn chế các yếu tố tiêu cực; tuân thủ quy luật, nguyên tắc dạy học; hướng dẫn sinh viên học tập theo logic vận động của quá trình dạy học.
Maria Anne Fox & Norman Hackerman [20] đưa ra 5 tiêu chuẩn cho hoạt động giảng dạy được coi là chất lượng. Một là: có kiến thức và nhiệt tình với môn học, trong đó giáo viên hiểu và có thể giúp sinh viên (sau đây được viết tắt là SV) hiểu những nguyên tắc chung nhất về môn học; cung cấp cho SV tổng quan môn học; có đầy đủ kiến thức về môn học và các phân môn có liên quan để có thể trả lời các câu hỏi của SV hay giúp họ tìm kiếm các thông tin cần thiết; thường xuyên cập
19
nhật kiến thức môn học; thể hiện sự say sưa với nghề nghiệp trong giảng dạy, giúp đỡ sinh viên học tập, sáng tạo trong môn học. Hai là: kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ sư phạm, có nghĩa, giáo viên có hiểu biết và biết lựa chọn những chiến lược phù hợp để giúp sinh viên có những phong cách học khác nhau đạt kết quả tốt; tổ chức trao đổi với sinh viên về mong muốn của giáo viên về mục tiêu môn học; theo dõi quá trình học tập của sinh viên như một hoạt động liên kết giữa giáo viên và sinh viên; tạo cho sinh viên những điều kiện công bằng trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành; biết đặt những câu hỏi lý thú và động não; liên tục theo dõi sự tiến bộ của sinh viên nhằm đạt mục tiêu học tập thông qua các hình thức thảo luận trên lớp, bài tập về nhà và các hình thức kiểm tra – đánh giá khác; có biện pháp cần thiết giúp các sinh viên chưa phát huy hết tiềm năng của mình khắc phục khó khăn trong học tập. Ba là: có kỹ năng sử dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá phù hợp: đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng cách đối chiếu với mục tiêu môn học và xa hơn với mục tiêu của cả chương trình đào tạo; đánh giá một cách thận trọng và công bằng kiến thức của sinh viên về môn học trong suốt khóa học (không phải chỉ khi kết thúc môn học). Bốn là: hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên trong và ngoài lớp học,
có nghĩa là tư vấn cho những sinh viên có khó khăn với môn học, giúp họ có phương pháp học phù hợp với năng lực của bản thân; khuyến khích các sáng kiến cá nhân, tôn trọng tư duy sáng tạo của sinh viên trong môn học. Năm là: tham gia các hoạt động chuyên môn với các đồng nghiệp trong và ngoài trường: phối hợp với đồng nghiệp trong việc kết hợp bài giảng của mình với các giảng viên dạy các môn học có liên quan; bằng các hình thức khác nhau thu thập thông tin phản hồi của sinh viên và đồng nghiệp; tham gia đánh giá chương trình môn học và khóa học để cập nhật, phát triển các chương trình đó.
Trong “Teaching Tips”, tác giả Wilbert McKeachie [19], một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, đã đưa ra 9 luận điểm của HĐGD tốt như sau:
- Kiến thức về môn học;
20 - Tính rõ ràng, dễ hiểu;
- Lòng nhiệt tình; - Thái độ quan tâm; - Sẵn sàng giúp đỡ;
- Chất lượng các kỳ kiểm tra; - Công bằng trong đánh giá;
- Chí công vô tư với tất cả học sinh.
Tác giả Nguyễn Đức Chính [22] đã đề cập tới 4 tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy, bao gồm:
- Mục tiêu: giáo viên giải thích rõ cho sinh viên mục tiêu, yêu cầu của bài học;
- Nội dung: giáo viên chuẩn bị bài kỹ, cập nhật kiến thức mới nhất, cập nhật tài liệu tham khảo vào bài giảng, tìm tài liệu mới hơn;
- Phương pháp: tạo không khí vui vẻ, sắp xếp bài giảng logic; đưa các câu hỏi khuyến khích học sinh thảo luận, đưa các vấn đề và giao bài tập về nhà khi kết thúc; thay đổi phương pháp khi học sinh không hứng thú; giải đáp khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học;
- Kiểm tra đánh giá: đánh giá công bằng, sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh phương pháp, chuẩn bị nhiều bài kiểm tra với mức độ khó tương đương cho từng học phần.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến các tiêu chí đánh giá giảng dạy nói chung và đánh giá một giờ dạy cụ thể nói riêng, nhưng chúng ta không thể không bàn đến công cụ đánh giá đã và đang được sử dụng chính thống trong các nhà trường THPT hiện nay.
Công cụ đánh giá có tính pháp quy hiện hành:(Phụ lục 8, trang 90)
Trong phiếu đánh giá tiết dạy của giáo viên trung học do Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành, hoạt động giảng dạy được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn: nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả với 10 chỉ số đánh giá.
21
- Nội dung: bài giảng chính xác, khoa học; có tính hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng tâm; có liên hệ thực tế;
- Phương pháp: phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp; kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học;
- Phương tiện: sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp, trình bày bảng hợp lý, chữ viết hình vẽ, lời nói rõ ràng chuẩn mực, giáo án hợp lý;
- Tổ chức: thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu. Tổ chức điều khiển học sinh tích cực chủ động học tập, phù hợp với nội dung kiểu bài, phù hợp với đối tượng, tạo không khí hứng thú cho học sinh học tập.
- Kết quả: đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức. Những tài liệu nghiên cứu nói trên chỉ ra rằng: tiêu chí đánh giá HĐGD tốt có thể khác nhau nhưng đều tựu chung lại ở một số điểm:
1. HĐGD tốt phải có mục tiêu rõ ràng, được điều chỉnh cho phù hợp với người học, nhằm bảo đảm cho hiệu quả thực hiện mục tiêu của từng cá nhân trong khuôn khổ mức độ đạt được cho số đông học sinh;
2. HĐGD tốt cần có nội dung đầy đủ, chính xác, gắn với mục tiêu;
3. HĐGD tốt cần có phương pháp hiệu quả, phù hợp với đặc trưng môn học; 4. Công tác kiểm tra công bằng chính xác, có tác dụng thúc đẩy học tập.