Khái niệm hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 27)

Nếu như trước đây, giảng dạy được quan niệm chỉ là truyền thụ kiến thức thì ngày nay, khái niệm này được định nghĩa là hoạt động “sáng tạo ra những tình huống mà ở đó việc học diễn ra một cách phù hợp, công việc mà giảng viên cần làm là sắp xếp các tình huống đó để có thể tiến hành giảng dạy có hiệu quả” [23].

Arreola (1986) cho rằng một định nghĩa hoàn chỉnh về dạy học phải bao gồm ba khía cạnh: sự thông thạo nội dung giảng dạy, đặc điểm và kỹ năng chuyển tải nội dung, kỹ năng thiết kế bài giảng [2].

Centra (1977) trong nghiên cứu của mình về hoạt động giảng dạy cho rằng: Các mặt khác nhau của giảng dạy trên lớp là yếu tố chủ đạo trong HĐGD [3].

17

William (1989) [15], đưa ra định nghĩa HĐGD bao gồm 7 yếu tố: - Thông thạo nội dung giảng dạy;

- Phát triển chương trình khóa học trên cơ sở chỉnh sửa, bổ sung chương trình đang giảng dạy;

- Thiết kế khóa học phù hợp; - Phương pháp giảng dạy đa dạng; - Thiết kế đánh giá phù hợp; - Sẵn sàng hỗ trợ người học; - Đáp ứng các yêu cầu hành chính.

Hoạt động giảng dạy cũng được cụ thể hóa qua 5 bước trong mô hình đánh giá HĐGD của Oliva (1997) [26] bao gồm:

1.2.4.2. Hình thức của hoạt động giảng dạy

Giảng dạy có thể được tiến hành trực tiếp trên lớp hoặc gián tiếp (tập trung hoặc từ xa) thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Internet, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, băng catxet… Hai hình thức này khác nhau về mọi mặt. Giảng dạy trực tiếp có đối tượng học cụ thể xác định, là hoạt động tương tác hai chiều, còn giảng dạy gián tiếp có đối tượng không xác định và là hoạt động máy móc, một chiều. Do sự khác biệt về hình thức giảng dạy mà HĐGD của người thầy cũng có sự khác biệt.

Qua rất nhiều các nhận định khác nhau như đã dẫn ở trên, có thể thấy rằng HĐGD bao gồm nhiều khâu khác nhau như tìm kiếm thu thập tài liệu, thiết kế bài giảng, tìm hiểu đối tượng giảng dạy, quản lý lớp học, tổ chức hướng dẫn học tập, khích lệ động viên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giải đáp thắc mắc, tư vấn học sinh các vấn đề liên quan như: tài liệu, phương pháp học… Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ đề cập tới hoạt động giảng dạy trên lớp

18

của giáo viên bao gồm việc xác định mục tiêu bài học cho học sinh, lựa chọn nội dung giảng dạy, sử dụng phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)