Hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 82)

2. Gợi ý giải pháp

2.1. Hoạt động chuyên môn

Thứ nhất, việc xác định mục tiêu:

Có thể nói, mục tiêu chung đã luôn có sẵn trong sách giáo khoa nhưng vấn đề là ở chỗ mỗi một đối tượng khác nhau cần có những mục tiêu khác nhau vì vậy để HĐGD tiếng Anh tốt, GV cần tìm hiểu thông tin về đối tượng học sinh để phân loại và xây dựng mục tiêu sát với thực tế.

72

Khuyến khích và hướng dẫn học sinh tự xây dựng mục tiêu cho mình trên cơ sở mục tiêu GV đã đề ra.

Chọn thời điểm và cách thức nói về mục tiêu sao cho có ấn tượng, dễ ghi nhớ với đại bộ phận học sinh

Thứ hai, việc lựa chọn phương pháp

GV cần tăng cường tính hấp dẫn của bài giảng: Có thể nói sự hấp dẫn của một bài giảng bao gồm nhiều yếu tố nhưng trước hết đó là phong cách của người thầy. Phong cách năng động, vui tươi rất thích hợp cho một giờ học ngoại ngữ. Và để có không khí, thiết kế phần khởi động dẫn vào bài thật vui là một gợi ý.

Từ thực trạng giảng dạy cho thấy, các tiết dạy tiếng Anh 11 chủ yếu là dạy chay, nghĩa là chỉ có sách giáo khoa, phấn, bảng mà thiếu hẳn các hỗ trợ của công cụ nghe nhìn hiện đại như băng hình, phim ảnh… Để giải quyết vấn đề này trong hoàn cảnh ngân sách hạn hẹp, cần huy động sự chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc tự tạo ra các giáo cụ trực quan như những bức tranh vẽ ngộ nghĩnh, những bảng biểu sinh động, những ảnh chụp hài hước…

Đa dạng hóa các hoạt động học tập trên lớp cũng là một yếu tố làm tăng tính hấp dẫn của giờ học. Các trò chơi mà học, học mà chơi mang tính chất thi đua giữa các đội, nhóm bao giờ cũng tạo không khí sôi nổi cho buổi học. Những đoạn kịch ngắn, những câu đố có thưởng cũng là một giải pháp tốt để tăng cường sự thích thú của người học

Bên cạnh việc tạo hứng thú cho người học, hiệu quả giảng dạy còn ở chỗ học sinh sử dụng được các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy nâng cao sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh là điểm cần chú ý. “Trăm hay không bằng tay quen”, việc sử dụng tối đa thời gian trên lớp để giao tiếp bằng tiếng Anh là một gợi ý để đạt được mục tiêu này. Học sinh nên được khuyến khích hỏi đáp các vấn đề quan tâm bằng tiếng Anh. Sự khuyến khích nằm ở chỗ giáo viên không nên thường xuyên sửa lỗi sai khi học sinh đang trình bày một vấn đề, ví dụ lỗi sai về ngữ âm có thể được sửa không phải bằng cách ngắt lời mà bằng

73

việc giáo viên nhắc lại những câu, từ đó một cách chuẩn xác để học sinh nghe và tự điều chỉnh.

Thứ ba, việc lựa chọn nội dung

Để việc học tập tiếng Anh trở nên dễ dàng và có ý nghĩa hơn, nhất thiết cần có sự liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức mới. Lấy những vấn đề đã học để giới thiệu, giải thích kiến thức mới (sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, những cấu trúc tương đương…..)

Nội dung tiết học cần được thiết kế sao cho đáp ứng mức độ hài lòng của các đối tượng giỏi, khá trung bình và yếu khác nhau trong lớp thông qua việc đa dạng hóa các mức độ bài tập để thỏa mãn tối đa năng lực tiếp thu của học sinh.

Thứ tư, công tác kiểm tra đánh giá học sinh

Cần hướng dẫn học sinh ôn tập trước khi kiểm tra, để bổ sung những phần học sinh quên, tưởng rằng mình chưa được học.

Để bảo đảm tính chính xác, đánh giá đúng năng lực HS có thể khắc phục yếu tố sĩ số quá đông bằng cách ra nhiều mã đề cho 1 đơn vị lớp, cho học sinh tự kiểm tra chéo kết quả, kiểm tra lại những học sinh có kết quả đột biến, không tương xứng với những biểu hiện trên lớp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)