Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao (r = 0,893). Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt (Tham khảo phụ lục 4, trang 84) Toàn bộ 18/18 câu hỏi có hệ số tương quan đạt giá trị từ 0,410 đến 0,709.
Bảng 2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra thử nghiệm
Câu
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến này MỤC TIÊU: Alpha = 0.592
C1 3.355 0.577 0.433 .(a)
C2 3.467 0.352 0.433 .(a)
36
Câu Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến này
C3 11.665 7.316 0.523 0.625
C4 11.670 7.151 0.524 0.621
C5 12.168 7.518 0.469 0.644
C6 12.051 7.273 0.442 0.652
C7 12.345 6.237 0.385 0.705
NỘI DUNG: Alpha = 0.791
C8 12.822 13.841 0.487 0.772 C9 13.497 13.282 0.492 0.771 C10 13.528 11.516 0.594 0.749 C11 12.954 12.554 0.648 0.736 C12 14.223 13.042 0.547 0.759 C13 13.000 13.163 0.508 0.768
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: Alpha = 0.820
C14 10.827 9.164 0.559 0.799
C15 10.574 8.797 0.630 0.779
C16 10.376 9.062 0.653 0.773
C17 10.553 8.361 0.706 0.755
C18 10.726 9.292 0.518 0.812
Đồng thời qua kết quả đánh giá độ tin cậy đối với từng cấu trúc ở bảng 2.4 cho thấy:
Thành phần mục tiêu có 02 câu hỏi (C1&C2) đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.4 và hệ số độ tin cậy Alpha = 0.592 gần bằng 0.6 và độ tin cậy sẽ bị âm giá trị [.(a)] nếu loại biến, nên cả hai câu hỏi này đều được chấp nhận. Ta thấy các tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với thực tế, để bắt đầu tiến trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học là gì, từ đó giúp học sinh xây dựng mục tiêu học tập cụ thể tùy theo nhu cầu và sở thích của từng em nhằm phát huy tối đa năng lực của người học (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Thành phần phương pháp có 05 câu hỏi (C3 – C7) trong đó có 04 câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng > 0.4 (C3, C4, C5, C6). Duy nhất có câu C7 “Các tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan: thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh…” có hệ số tương quan biến tổng = 0.385 gần bằng 0.4 nhưng nếu loại biến này thì hệ số Alpha tăng lên không đáng kể 0.705 > 0.697. Vì thế chúng tôi vẫn giữ câu 7 nhưng trong quá
37
trình điều tra chính thức chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn cho học sinh hiểu thế nào là giáo cụ trực quan.
Thành phần nội dung có 06 câu hỏi (C8 – C13) đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.4, cụ thể thấp nhất là 0.487 và cao nhất là 0.648. Ngoài ra, hệ số Alpha = 0.791. Như vậy các biến này đều được chấp nhận.
Thành phần kiểm tra – đánh giá có 05 câu hỏi (C14 – C18) đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.4, cụ thể thấp nhất là 0.518 và cao nhất là 0.706. Ngoài ra, hệ số Alpha = 0.820. Nên các biến này đều được chấp nhận.
Như vậy, qua kết quả phân tích chứng tỏ các câu hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng tốt.