Hướng dẫn của Sở GD & ĐT Hà Nội về thực hiện giảng dạy chương trình tiếng Anh 11 [35] ghi rõ:
- Mục tiêu chung:
+ Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết;
+ Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi;
+ Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người, và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có thái độ, tình cảm tốt đẹp với đất nước, văn hóa, con người, ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ dân tộc mình.
- Mục tiêu cụ thể:
Bảng 1.1: Xác định mục tiêu cụ thể của bài học tiếng Anh
Nghe
1. Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại và hội thoại có độ dài khoảng 150 - 180 từ trong phạm vi các chủ điểm đã học trong chương trình 11;
2. Hiểu được các văn bản ở tốc độ gần tự nhiên.
24 trong chương trình.
2. Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: Bày tỏ sự hài lòng và không hài lòng, tán thành hay phản đối, phân biệt sự kiện thực tế và ý kiến cá nhân…
Đọc
1 .Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản có độ dài khoảng 240 - 270 từ xoay quanh chủ điểm có trong chương trình.
2. Phát triển kỹ năng từ vựng: sử dụng từ điển, ngữ cảnh, từ đồng nghĩa - trái nghĩa.
3. Nhận biết các thành tố ngữ pháp, liên kết văn bản.
Viết
Viết theo mẫu hoặc có gợi ý đoạn văn dài khoảng 120 - 130 từ về các nội dung liên quan đến chủ đề đã học hoặc để phục vụ nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản.
Như vậy là với đường hướng “Lấy người học làm trung tâm và dạy ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp”, học sinh được khuyến khích tham gia xây dựng mục tiêu học tập của chính mình. Cụ thể là, dựa trên các mục tiêu đã được xác định trong sách giáo khoa cũng như văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ mục đích chung cần hướng tới trước khi hoạt động dạy học diễn ra, đồng thời giúp học sinh xây dựng mục tiêu của riêng mình tùy theo nhu cầu và sở thích của từng người, ví dụ trong bài 1 (SGK 11-NXB Giáo dục, 2006) mục đích chung của bài học được đề ra cho kỹ năng đọc về chủ đề “tình bạn” là: đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, xác định ý chính và hiểu đoạn văn. Mục đích này mang tính chung chung. Giáo viên có thể dựa trên sở thích của từng cá nhân người học giúp xây dựng mục tiêu cụ thể hơn như: tìm hiểu những phẩm chất được đánh giá cao trong tình bạn, hoặc những câu nói hay, bài hát… về tình bạn qua bài đọc.