MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỐI CẢNH VÀ KHÁCH THỂ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 55)

Trường THPT ĐK – HBT Hà Nội nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trường THPT ĐK - HBT đã có nhiều đóng góp cho phong trào giáo dục của quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Hiện tại, trường có trên 1500 học sinh, đội ngũ giáo viên gồm 86 người, phần đông trong số họ có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.

Về vị trí: Trường nằm trong ngõ nhỏ, thuộc khu dân cư có trình độ dân trí không cao.

Về cơ sở vật chất: Trường đang trong thời gian xây dựng sửa chữa. Trường chưa có các phòng học chức năng. Các trang thiết bị hỗ trợ cho dạy – học ngoại ngữ còn nghèo nàn.

Về đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL): Đội ngũ cán bộ quản lý gồm 3 thành viên trong ban giám hiệu (BGH) gồm 1 nam 2 nữ, có độ tuổi trung bình 40, 2/3 người có trình độ thạc sĩ, có nhiều năm công tác ở các tổ chuyên môn vật lý, kỹ thuật, sinh vật.

Về đội ngũ giáo viên và các hoạt động liên quan đến đánh giá giáo viên: Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường có 10 người trong biên chế chính thức. 6/10 GV có độ tuổi < 40. 4/10 GV có trình độ thạc sĩ.

Các hoạt động liên quan đến đánh giá giáo viên gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất. Về đánh giá thường xuyên, Sở GD&ĐT có quy định tiến hành dự giờ thăm lớp với số lượng 4 tiết/ 1 kỳ/ 1 giáo viên thông qua phiếu dự giờ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của trường (tham khảo phụ lục 8 trang 90). Về đánh giá định kỳ, Sở cử cán bộ giáo viên ngoài trường tiến hành hoạt động thanh tra chuyên môn, 5 năm/ 2 tiết/ 1 giáo viên thông qua phiếu dự giờ thăm lớp như mẫu phiếu đánh giá thường xuyên, kết hợp với kiểm tra hồ sơ GV gồm: Sổ

45

điểm, giáo án, sổ lưu đề, sổ họp tổ nhóm chuyên môn, sổ dự giờ. Ban Giám Hiệu phát phiếu lấy ý kiến học sinh về các môn học 1 năm/ 2 lần với số lượng mẫu khoảng 10 HS/ 1 lớp (tham khảo phụ lục 9 trang 92). Về đánh giá đột xuất, hàng năm, cùng với việc thanh tra toàn diện 1 cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT có thể tiến hành đánh giá đột xuất công tác giảng dạy của bất kỳ giáo viên nào thông qua phiếu dự giờ thăm lớp từ 1 hoặc 2 tiết dạy của giáo viên đó. Ngoài các hình thức đánh giá kể trên, HĐGD của giáo viên còn được xem xét thông qua kết quả xếp loại học tập của học sinh cuối năm so với chỉ tiêu đề ra đầu năm của trường cũng như kết quả thi tốt nghiệp của học sinh so với điểm tốt nghiệp trung bình toàn thành phố và được lấy làm cơ sở bình xét thi đua cho mỗi giáo viên hàng năm.

Về học sinh khối 11: Học sinh toàn khối gồm 592 học sinh được phân vào các lớp thuộc 3 ban khác nhau theo nguyện vọng bản thân: Ban cơ bản 1, cơ bản 2 và ban tự nhiên (ban A). Trong đó, ban cơ bản 1 và ban tự nhiên, học sinh học chương trình tiếng Anh cơ bản. Ở ban cơ bản 2 học sinh học chương trình tiếng Anh nâng cao hoặc tăng thêm 1 tiết tự chọn/1 tuần so với học sinh các ban khác. Học sinh thuộc ban cơ bản 2 có xu hướng thiên về các môn xã hội như văn, sử, địa, ngoại ngữ. Học sinh khối 11 là nhóm học sinh được lựa chọn khảo sát lấy thông tin, phục vụ cho nghiên cứu. Lý do là trong 3 năm cấp THPT, khối 11 có sự ổn định nhất. Năm lớp 10 và 12 là những năm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá HĐGD: Ở khối 10, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi chuyển cấp. Bởi vậy những nhận xét đánh giá của các em thời kỳ này chưa thực sự ổn định. Sĩ số học sinh 10 cũng luôn ở tình trạng biến động cao (trung bình khoảng 7 học sinh/1 lớp), do việc học sinh chuyển trường. Ở lớp 12, học sinh bận rộn với nhiều kỳ thi thử, thi tốt nghiệp và thi tuyển vào Đại học vì vậy việc học lệch theo khối thi rất phổ biến. Ở khối cuối cấp này, môn Tiếng Anh chỉ nhận được sự quan tâm của một bộ phận học sinh tham dự các khối có liên quan đến môn học.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)