Số liệu tiến hành điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 48)

Số lượng phiếu phát ra: 379 phiếu (cho nhóm đối tượng là HS lớp 11); Số lượng phiếu hợp lệ thu về: 357 phiếu.

Bảng 2.5: Thống kê số lượng HS được điều tra chính thức

TT Lớp Ban Tổng số gia đánh giá Số HS tham Tỉ lệ (%)

1 11A2 A 44 44 100.0 2 11A3 A 38 36 94.7 3 11A6 C2 38 38 100.0 4 11A7 C2 44 40 90.9 5 11A13 C2 44 38 86.4 6 11A14 C2 42 40 95.2 7 11A10 C1 43 41 95.3 8 11A11 C1 40 37 92.5 9 11A12 C1 46 43 93.5 Tổng 379 357 94.2

Từ kết quả bảng trên ta thấy tổng số HS được tiến hành điều tra đạt 94.2%, hoàn toàn mang tính đại diện cho toàn bộ mẫu điều tra.

2.4.2.2. Phân tích số liệu điều tra

Trong bảng hỏi sử dụng có 18 câu hỏi thu thập thông tin về đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh lớp 11. Các tiêu chí này được thiết kế sử dụng cùng một

38

loại thang đo 5 mức từ 1 đến 5. Nhóm các câu hỏi này là nội dung chính của bảng hỏi nên nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu về độ tin cậy và độ hiệu lực của mô hình Rasch thì kết quả khảo sát đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại trường THPT ĐK - HBT là có thể tin cậy được và phù hợp với đối tượng khảo sát.

a) Kết quả phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình lý thuyết tương quan trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS

Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi dựa trên độ thống nhất nội tại.

Kết quả phân tích cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha khá cao (r = 0,869), có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt: chỉ có 03/18 câu có hệ số tương quan biến tổng đạt giá trị từ 0,342 đến 0,389 đó là các câu 2, 3, 8 nhưng nếu loại 03 câu này thì hệ số tương quan giảm nên vẫn giữ các câu hỏi này và tiếp tục kiểm tra qua mô hình Rasch. Còn lại 14/18 câu có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4. Duy nhất có 01/18 câu (câu 14) có hệ số tương quan âm giá trị - 0.074, đồng thời nếu loại bỏ câu này thì hệ số tương quan tăng lên nên loại biến này (tham khảo phụ lục 5, trang 85).

Đồng thời qua kết quả đánh giá độ tin cậy đối với từng cấu trúc ở bảng 2.6 cho thấy:

Bảng 2.6. Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi trong giai đoạn điều tra chính thức

Câu thang đo nếu Trung bình loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này MỤC TIÊU: Alpha = 0.403 c1 3.459 0.446 0.263 .(a) c2 3.050 0.795 0.263 .(a) PHƢƠNG PHÁP: Alpha = 0.681 c3 12.353 5.594 0.429 0.635 c4 12.317 5.352 0.449 0.625 c5 12.471 5.109 0.487 0.608 c6 12.759 5.290 0.436 0.630 c7 12.868 5.092 0.388 0.657

39

Câu thang đo nếu Trung bình loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

c8 13.137 12.860 0.385 0.767 c9 12.283 14.018 0.472 0.736 c10 13.059 13.263 0.504 0.727 c11 12.882 12.031 0.537 0.718 c12 12.347 12.795 0.605 0.702 c13 13.602 12.909 0.572 0.710

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ: Alpha = 0.695

c14 11.109 9.305 -0.077 0.807

c15 12.594 5.798 0.564 0.592

c16 12.381 5.911 0.590 0.582

c17 12.162 6.243 0.582 0.591 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c18 12.291 5.477 0.625 0.560

Thành phần mục tiêu có 02 câu hỏi (C1&C2) đều có hệ số tương quan biến tổng < 0.4 và hệ số độ tin cậy Alpha = 0.403 << 0.6. Nhưng nếu loại biến này thì hệ số Alpha âm. Như vậy có khả năng phần đông HS chưa hiểu hoặc có thể chưa hình dung như thế nào gọi là mục tiêu bài học. Ta thấy các tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi bắt đầu vào học bài mới có thể giáo viên chưa nêu rõ cho học sinh mục tiêu bài học là gì mà tất cả những nội dung này là mục tiêu mà giáo viên cần hướng tới để giúp học sinh nắm bắt được kiến thức của bài học cũng như rèn luyện một số kĩ năng, thái độ qua mỗi tiết học.

Thành phần phương pháp có 05 câu hỏi (C3 – C7) có hệ số độ tin cậy Alpha = 0.681, trong đó có 04 câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng > 0.4 (C3, C4, C5, C6). Duy nhất có câu C7 “Các tiết học có sử dụng giáo cụ trực quan: thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh…” có hệ số tương quan biến tổng = 0.388 gần bằng 0.4 nhưng nếu loại biến này thì hệ số Alpha tăng lên không đáng kể 0.705 > 0.657. Mặc dù đã giải thích rõ cho học sinh trong quá trình điều tra chính thức về giáo cụ trực quan nhưng hệ số tương quan biến tổng cũng khá thấp. Điều đó có khả năng giáo viên chưa chú trọng sử dụng giáo cụ trực quan trong quá trình giảng dạy.

Thành phần nội dung có 06 câu hỏi (C8 – C13) đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.4, cụ thể thấp nhất là 0.385 và cao nhất là 0.605. Ngoài ra, hệ số Alpha = 0.761. Như vậy các biến này đều được chấp nhận.

40

Thành phần kiểm tra – đánh giá có 04/05 câu hỏi (C15 – C18) có hệ số tương quan biến tổng > 0.4, cụ thể thấp nhất là 0.564 và cao nhất là 0.625. Ngoài ra, hệ số Alpha = 0.695. Như vậy các biến này đều được chấp nhận. Riêng đối với câu 14 “Điểm mạnh, yếu của học sinh trong từng bài kiểm tra được chỉ rõ” có hệ số tương quan âm bị loại khỏi cấu trúc này.

Như vậy, qua kết quả phân tích chứng tỏ 17/18 câu hỏi có tính đồng hướng,

đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng tốt.

b)Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest

Kết quả ước tính phù hợp thống kê

PHIEU KHAO SAT CHINH THUC TIENG ANH Item Estimates (Thresholds)

16/ 8/12 11:11

all on ha (N = 357 L = 18 Probability Level= .50) ---

Summary of item Estimates ========================= Mean .00 SD .65 SD (adjusted) .58 Reliability of estimate .78 Fit Statistics ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean 1.00 SD .22 SD .23 Infit t Outfit t Mean -.12 Mean -.10 SD 2.80 SD 2.31

0 items with zero scores 0 items with perfect scores

PHIEU KHAO SAT CHINH THUC TIENG ANH ---

Case Estimates 16/ 8/12 11:11

all on ha (N = 357 L = 18 Probability Level= .50) ---

Summary of case Estimates =========================

Mean -.14 SD .86 SD (adjusted) .80

Khi dữ liệu phù hợp với mô hình thì: Mean phải bằng hoặc gần 0.00 SD phải bằng hoặc gần 1.00

Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD phải bằng hoặc gần 0.00

41 Reliability of estimate .87 Fit Statistics ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean 1.00 SD .52 SD .52 Infit t Outfit t Mean -.15 Mean -.06 SD 1.52 SD 1.21

0 cases with zero scores 0 cases with perfect scores

Theo kết quả được cung cấp ở trên về các điều kiện cần kiểm tra trước khi phân tích ta thấy:

- Ước tính phù hợp thống kê (Summary of item Estimates): giá trị Mean = .00 bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 0.00) và SD = 0.65 gần bằng SD điều kiện (bằng hoặc gần 1.00). Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit Mean Square bằng 1.00 bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của Infit Mean Square và Outfit Mean Square bằng 0.22 và 0.23 xấp xỉ với SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch.

- Ước tính trường hợp (Summary of case Estimates): Giá trị Mean của Infit Mean Square và Outfit Mean Square bằng 1.00 gần bằng với giá trị Mean điều kiện (bằng hoặc gần 1.00); giá trị SD của Infit Mean Square là 0.52 lớn hơn SD điều kiện (bằng hoặc gần 0.00). Do đó, ta có thể kết luận: dữ liệu phù hợp với mô hình Rasch. Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ câu hỏi có Mean và SD đáp ứng đủ điều kiện cần thiết cho việc thiết lập mô hình đáp ứng với lý thuyết mô hình Rasch. Do đó, dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình Rasch.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mean phải bằng hoặc gần 1.00 SD phải bằng hoặc gần 0.00

42

Kiểm tra mức độ phù hợp của các câu hỏi do mô hình cung cấp, ta có:

PHIEU KHAO SAT CHINH THUC TIENG ANH

Item Fit

all on ha (N = 357 L = 18 Probability Level= .50)

INFIT MNSQ .45 .50 .56 .63 .71 .83 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 ---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+- 1 item 1 . * | . 2 item 2 . | * . 3 item 3 . | * . 4 item 4 . * . 5 item 5 . * | . 6 item 6 . * . 7 item 7 . |* . 8 item 8 . | * . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . | * . 11 item 11 . |* . 12 item 12 * | . 13 item 13 . * | . 14 item 14 . | . * 15 item 15 . * | . 16 item 16 . * | . 17 item 17 . * | . 18 item 18 * | . ==========================================================================================================================

Từ kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy của tính toán đạt kết quả 87% là đáng tin cậy, 17/18 câu hỏi có giá trị Infit MNSQ nằm trong khoảng [0,77; 1,30], có nghĩa là chúng tạo thành một cấu trúc. Riêng câu 14 không thuộc khoảng đồng bộ cho phép nên bị loại.

2.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Như vậy, kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest cho thấy các dữ liệu đều phù hợp với mô hình Rasch, đồng thời 17/18 câu hỏi (trừ câu 14) đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép tạo thành một cấu trúc chung, phù hợp với đối tượng khảo sát. Qua kết quả phân tích từng câu hỏi (file .ita) ta thấy 17/18 câu hỏi đều có chỉ số độ phân biệt dương và có D > 0,3 tức là những câu hỏi đó đo cùng một đặc tính với bảng hỏi (tham khảo phụ lục 6, trang 85).

Qua kết quả đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường bằng cách dựa trên mô hình lý thuyết tương quan trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS và kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest, chúng tôi có nhận xét: độ tin cậy của bộ công cụ khá cao, các câu hỏi có tính đồng hướng,

43

cùng đo đúng cái cần đo, tạo thành một cấu trúc chung. Đây là thang đo lường tốt và phù hợp với nhóm khách thể nghiên cứu. Đồng thời qua kết quả kiểm tra cả SPSS và QUEST thì câu 14 đều bị loại (hệ số tương quan thấp, biến ngoại lai và D = 0.01 << 0.2).

44

CHƢƠNG III

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 11 TẠI TRƢỜNG THPT ĐOÀN KẾT – HAI BÀ TRƢNG

3.1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỐI CẢNH VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Trường THPT ĐK – HBT Hà Nội nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trường THPT ĐK - HBT đã có nhiều đóng góp cho phong trào giáo dục của quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Hiện tại, trường có trên 1500 học sinh, đội ngũ giáo viên gồm 86 người, phần đông trong số họ có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.

Về vị trí: Trường nằm trong ngõ nhỏ, thuộc khu dân cư có trình độ dân trí không cao.

Về cơ sở vật chất: Trường đang trong thời gian xây dựng sửa chữa. Trường chưa có các phòng học chức năng. Các trang thiết bị hỗ trợ cho dạy – học ngoại ngữ còn nghèo nàn.

Về đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL): Đội ngũ cán bộ quản lý gồm 3 thành viên trong ban giám hiệu (BGH) gồm 1 nam 2 nữ, có độ tuổi trung bình 40, 2/3 người có trình độ thạc sĩ, có nhiều năm công tác ở các tổ chuyên môn vật lý, kỹ thuật, sinh vật.

Về đội ngũ giáo viên và các hoạt động liên quan đến đánh giá giáo viên: Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường có 10 người trong biên chế chính thức. 6/10 GV có độ tuổi < 40. 4/10 GV có trình độ thạc sĩ.

Các hoạt động liên quan đến đánh giá giáo viên gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá đột xuất. Về đánh giá thường xuyên, Sở GD&ĐT có quy định tiến hành dự giờ thăm lớp với số lượng 4 tiết/ 1 kỳ/ 1 giáo viên thông qua phiếu dự giờ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của trường (tham khảo phụ lục 8 trang 90). Về đánh giá định kỳ, Sở cử cán bộ giáo viên ngoài trường tiến hành hoạt động thanh tra chuyên môn, 5 năm/ 2 tiết/ 1 giáo viên thông qua phiếu dự giờ thăm lớp như mẫu phiếu đánh giá thường xuyên, kết hợp với kiểm tra hồ sơ GV gồm: Sổ

45

điểm, giáo án, sổ lưu đề, sổ họp tổ nhóm chuyên môn, sổ dự giờ. Ban Giám Hiệu phát phiếu lấy ý kiến học sinh về các môn học 1 năm/ 2 lần với số lượng mẫu khoảng 10 HS/ 1 lớp (tham khảo phụ lục 9 trang 92). Về đánh giá đột xuất, hàng năm, cùng với việc thanh tra toàn diện 1 cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT có thể tiến hành đánh giá đột xuất công tác giảng dạy của bất kỳ giáo viên nào thông qua phiếu dự giờ thăm lớp từ 1 hoặc 2 tiết dạy của giáo viên đó. Ngoài các hình thức đánh giá kể trên, HĐGD của giáo viên còn được xem xét thông qua kết quả xếp loại học tập của học sinh cuối năm so với chỉ tiêu đề ra đầu năm của trường cũng như kết quả thi tốt nghiệp của học sinh so với điểm tốt nghiệp trung bình toàn thành phố và được lấy làm cơ sở bình xét thi đua cho mỗi giáo viên hàng năm.

Về học sinh khối 11: Học sinh toàn khối gồm 592 học sinh được phân vào các lớp thuộc 3 ban khác nhau theo nguyện vọng bản thân: Ban cơ bản 1, cơ bản 2 và ban tự nhiên (ban A). Trong đó, ban cơ bản 1 và ban tự nhiên, học sinh học chương trình tiếng Anh cơ bản. Ở ban cơ bản 2 học sinh học chương trình tiếng Anh nâng cao hoặc tăng thêm 1 tiết tự chọn/1 tuần so với học sinh các ban khác. Học sinh thuộc ban cơ bản 2 có xu hướng thiên về các môn xã hội như văn, sử, địa, ngoại

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại trường phổ thông trung học Đoàn Kết Hai Bà Trưng - Hà Nội (Trang 48)