7. Mô tả mẫu nghiên cứu
1.2.5.2 Các tiếp cận đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
sao thu thập đƣợc thông tin để đánh giá. Trên cơ sở tổng hợp nhiều nghiên cứu trƣớc đây, Goe, Bell và Little (2008) đã tóm tắt lại các nguồn sử dụng đánh giá giảng viên và đƣa ra bảng tổng hợp nhƣ sau [33]:
Bảng 1.1. Mô tả các tiếp cận sử dụng để đánh giá HĐGD của giảng viên Nguồn
đánh giá Mô tả Điểm mạnh Lƣu ý
Đánh giá của nhà quản lý
- Nhìn chung thƣờng dựa trên quan sát lớp học (có cấu trúc hoặc phi cấu trúc).
- Thƣờng đƣợc sử dụng cho mục đích tổng kết, phổ biến nhất sử dụng cho các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các giảng viên mới.
- Kết quả đƣa ra dựa trên hiểu biết của nhà quản lý về nhà trƣờng và bối cảnh của trƣờng.
- Hình thức đánh giá này khả thi và có thể hữu ích khi đƣợc sử dụng để đƣa ra những quyết định tổng kết hay cung cấp thông tin phản hồi.
- Công cụ đánh giá sử dụng không phù hợp có thể ảnh hƣởng đến độ giá trị.
- nhà quản lý có thể chƣa đủ khả năng để đánh giá giảng viên về mặt chuyên môn ở một số môn học hoặc trong ngữ cảnh nhất định. Tự đánh giá của giảng viên
- Giảng viên báo cáo về những gì họ đang làm trong lớp học. - Có thể đƣợc đánh giá qua các
cuộc điều tra, nhật ký giảng dạy, và phỏng vấn.
- Có thể đo các yếu tố không quan sát đƣợc nhƣng có thể ảnh hƣởng đến giảng dạy, chẳng hạn nhƣ kiến thức, ý định, kỳ vọng, và niềm tin.
- Thể hiện quan điểm của giảng viên. - Khả thi và chi phí hiệu quả, có thể thu
thập một lƣợng lớn thông tin cùng một lúc.
- Phƣơng pháp này không nên đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp duy nhất hoặc chủ yếu khi đánh giá giáo viên.
- Nếu đánh giá không trung thực thì kết quả chỉ là sự tự nhận không phản ánh đúng thực chất
Nguồn
đánh giá Mô tả Điểm mạnh Lƣu ý
Khảo sát sinh viên
- Sử dụng ý kiến đánh giá của sinh viên nhƣ một phần của hoạt động đánh giá giảng viên
- Cung cấp các quan điểm của sinh viên vì họ là đối tƣợng thụ hƣởng của hoạt động giảng dạy.
- Có thể cung cấp thông tin hình thành để giúp giáo viên nâng chất lƣợng. - Thƣờng đƣợc sử dụng tại các trƣờng
đại học và là một trong những nguồn thông tin khá quan trọng để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Đánh giá của sinh viên không nên sử dụng nhƣ một biện pháp duy nhất trong đánh giá giảng viên. - Sinh viên không thể cung cấp
thông tin về một số khía cạnh của giảng dạy nhƣ nội dung kiến thức của giáo viên, hoàn thành chƣơng trình giảng dạy và các hoạt động chuyên môn.
Quan sát lớp học
- Sử dụng để đo lƣờng toàn bộ quá trình quan sát lớp học, bao gồm toàn bộ các khía cạnh của hoạt động giảng dạy và tƣơng tác giữa giảng viên và sinh viên.
- Cung cấp thông tin phong phú về hành vi và các hoạt động của lớp học.
- Thƣờng đƣợc xem là một công cụ đo trực tiếp và công bằng.
- Có thể sử dụng cho nhiều loại môn học, điểm số và bối cảnh.
- Có thể cung cấp thông tin hữu ích cho cả hai mục đích hình thành và tổng kết.
- Tốn kém chi phí do tốn nhiều thời gian quan sát và cần các khóa đào tạo chuyên sâu, chuẩn hóa kết quả quan sát.
Nguồn
đánh giá Mô tả Điểm mạnh Lƣu ý
Hồ sơ giảng dạy
- Sử dụng để phân tích các hoạt động của lớp học để đánh giá chất lƣợng giảng viên trong lớp nhƣ: kế hoạch giảng dạy, bài tập, kiểm tra đánh giá, thang điểm, và bài tập của sinh viên.
- Có tính thực tế và khả thi vì đã đƣợc áp dụng nhiều
- Đây là phƣơng pháp có tiềm năng về tính khả thi và giá trị so với phƣơng pháp quan sát toàn bộ và các biện pháp ít trực tiếp nhƣ báo cáo tự đánh giá.
Hồ sơ học tập
- Sử dụng nhiều tài liệu liên quan đến hồ sơ học tập của sinh viên để đánh giá hành vi và trách nhiệm của hoạt động giảng dạy.
- Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các chƣơng trình sƣ phạm và để đánh giá giảng viên mới, giảng viên tập sự.
- Có tính toàn diện và có thể đo lƣờng các khía cạnh khác của hoạt động giảng dạy mà không thể hiện trong hoạt động quan sát lớp học.
- Có thể sử dụng cho các giảng viên của tất cả các lĩnh vực.
- Các bên có liên quan ƣa thích loại hình này.
- Là một công cụ tốt giúp giảng viên cải thiện.
- Hồ sơ học tập khó chuẩn hóa để có thể so sánh giữa các giảng viên hoặc giữa các trƣờng.
- Hồ sơ học tập đại diện cho hoạt động giảng dạy tổng thể của giảng viên nhƣng có thể không phản ánh các hoạt động hàng ngày của lớp học.
Hiện nay, cũng giống nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, các trƣờng đại học và cao đẳng ở Việt Nam đã và đang áp dụng một số phƣơng thức sau để đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhƣ:
- GV tự đánh giá;
- Đánh giá của đồng nghiệp; - Đánh giá của SV;
- Đánh giá của các nhà quản lý giáo dục; - Đánh giá qua hồ sơ giảng dạy;
- Quan sát của tổ trƣởng chuyên môn;
- Đánh giá của các chuyên gia đánh giá ngoài.
Tuy vậy, ở mỗi trƣờng đại học hay trƣờng cao đẳng cụ thể không nhất thiết phải áp dụng đồng bộ 07 phƣơng thức trên để đánh giá HĐGD của GV. Để đạt hiệu quả đánh giá và kết quả đánh giá có tính khách quan cao, ngƣời đánh giá hoặc đơn vị tổ chức đánh giá cần có sự cân nhắc kỹ lƣỡng trong việc sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phƣơng thức đánh giá cụ thể.
Từ phần trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy có nhiều nguồn thông tin có thể sử dụng để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vì quá trình dạy - học là sự tƣơng tác giữa sinh viên và giảng viên, giảng viên là chủ thể còn sinh viên là đối tƣợng thụ hƣởng từ hoạt động giảng dạy, do đó giảng viên và sinh viên là nguồn thích hợp để đánh giá: mối quan hệ giữa sinh viên - giảng viên, hoạt động giảng dạy của giảng viên, tƣ vấn hƣớng dẫn của giảng viên cũng nhƣ sự công bằng trong thi cử... Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ chỉ tìm hiểu về sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và giảng viên tự đánh giá hoạt động giảng dạy của mình.
+ SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV
đánh giá HĐGD của GV còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc ủng hộ nhiều. Từ xƣa đến nay, trong quan niệm của ngƣời Việt Nam “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” mà đã là thầy thì SV không có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy. Tuy vậy, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá HĐGD của GV thông qua SV đã và đang đƣợc thực hiện trong nhiều trƣờng đại học và cao đẳng.
Thực chất của việc SV đánh giá HĐGD của GV là việc lấy ý kiến phản hồi của SV đối với việc giảng dạy của GV. Ngoài việc phản hồi về chất lƣợng mà SV thu đƣợc qua việc giảng dạy của GV, việc làm này còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lƣợng của nhà trƣờng, của cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV, khắc phục tình trạng trao đổi ngoài lề hay tạo ra những dƣ luận không mang tính xây dựng phía sau giảng đƣờng. Đồng thời hình thức này cung cấp những “thông tin ngƣợc” để GV kiểm tra lại HĐGD của mình. Qua đó GV phát huy những thế mạnh, ƣu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giảng dạy của GV nói riêng và chất lƣợng hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng, cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung. SV đánh giá HĐGD của GV có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay khi đa số các trƣờng đại học và cao đẳng đã, đang và sẽ triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ mà một trong những đặc trƣng của loại hình đào tạo này là SV có quyền chọn lớp, chọn GV. SV sẽ chọn những GV giỏi, những GV đƣợc đánh giá cao. Đây là động cơ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thêm vào đó, trình độ và đòi hỏi về kiến thức của SV ngày càng cao. GV cần có ý thức thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, liên tục làm mới mình thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết thực đó.
Để đánh giá HĐGD của GV thông qua lấy ý kiến phản hồi của SV đạt hiệu quả và tính khách quan cao, cần chú ý một số điểm nhƣ sau:
- Nâng cao nhận thức đối với GV và SV về hoạt động SV tham gia đánh giá GV;
- Tuỳ theo điều kiện cụ thể, từng trƣờng có thể trao quyền tự quyết cho các khoa trong việc triển khai thực hiện;
- Dựa trên tình hình GV và công tác đào tạo của mình, các đơn vị có thể tự xây dựng các tiêu chí đánh giá;
- Đây là một hoạt động quan trọng trong việc nỗ lực nâng cao chất lƣợng GV của đơn vị nên cần thực hiện nghiêm túc, có quy trình, chuẩn mực cụ thể, tránh tình trạng “giơ cao, đánh khẽ”;
- Cần từng bƣớc công khai ý kiến đánh giá của SV đối với HĐGD của GV để tránh nguy cơ gây nên tác dụng ngƣợc;
- Việc đánh giá HĐGD của GV cần thực hiện đồng thời với việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hết môn học/học phần, trong đó khắc phục tình trạng GV vừa là ngƣời tham gia giảng dạy, vừa là ngƣời ra đề, chấm thi;
- Nhà trƣờng cần quan tâm đầu tƣ về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị, phòng thí nghiệm, giáo trình,... để GV có đƣợc những điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của mình;
+ GV tự đánh giá hoạt động giảng dạy của bản thân
Tự đánh giá là một trong những phƣơng thức đánh giá HĐGD của GV. Thông qua việc tự đánh giá, GV sẽ tự nhìn nhận lại và có cơ hội để hoàn thiện và làm mới mình hơn. Nói cách khác, đây là phƣơng tiện để từng cá nhân GV xác định hiệu quả giảng dạy của mình. Thực hiện việc tự đánh giá HĐGD cũng gần nhƣ tiến hành một nghiên cứu. Trong cả hai trƣờng hợp, GV phải trả lời những câu hỏi chính yếu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Điểm mấu chốt
đƣợc những câu hỏi cần trả lời và cách thức trả lời những câu hỏi đó. Thông thƣờng GV thƣờng đặt ra những câu hỏi đối với việc giảng dạy của mình nhƣ: Tôi giảng nhƣ thế nào? Khía cạnh nào đã đƣợc thực hiện tốt và khía cạnh nào cần phải đƣợc thay đổi, cải tiến? Câu hỏi thứ nhất nhằm xác định một sự đánh giá chung trên tất cả các mặt của cả quá trình giảng dạy. Ở câu hỏi thứ hai, cần có những phƣơng pháp, kỹ thuật nhằm đánh giá chi tiết hơn những khía cạnh cụ thể của HĐGD.
Qua thời gian, hầu hết GV đều thực hiện HĐGD của mình tốt hơn vì dần dần họ đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn. Thực ra việc tiến hành tự đánh giá của GV đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và là việc làm tự thân của mỗi một GV khi bắt đầu bƣớc vào nghề giảng dạy. Mỗi GV với đạo đức nghề nghiệp phải không ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học tập của SV và bắt kịp với thời đại. Tuy nhiên, cũng có một số trƣờng hợp GV tự đánh giá, cải tiến trong giai đoạn nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra và sau đó họ ngừng lại quá trình tự đánh giá và cải tiến này. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả là những ngƣời này sẽ có hiệu quả HĐGD ngày một kém hơn.
Xét dƣới góc độ tâm lý, tự đánh giá là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu cao hơn trong thang nhu cầu của Mashlow. Đó là nhu cầu về sự tự hoàn thiện và đƣợc tôn trọng. Một GV có tinh thần cầu tiến sẽ luôn thực hiện hoạt động tự đánh giá và kết quả của hoạt động này phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu tinh thần của họ.
GV có thể tự đánh giá HĐGD của mình thông qua các hoạt động nhƣ: Tự giám sát, sử dụng phƣơng tiện ghi lại HĐGD, lấy ý kiến từ ngƣời học, đánh giá kết quả học tập của SV, lấy thông tin từ chuyên gia trong ngành, nhà trƣờng, GV khác. Mỗi một nguồn thông tin đều có những ƣu điểm và hạn chế
riêng. Do vậy, ngƣời GV cần có sự lựa chọn, kết hợp khéo léo, để hoạt động tự đánh giá của mình cho kết quả trung thực, khách quan; căn cứ vào đó phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tồn tại trong HĐGD.
Điểm mạnh của phƣơng thức tự đánh giá của GV là sử dụng nhƣ một quá trình liên tục; GV tự đánh giá HĐGD của mình để điều chỉnh và cải tiến phƣơng pháp giảng dạy; các thông tin đánh giá liên quan trực tiếp đến mục tiêu và nhu cầu của GV. Điểm yếu của phƣơng thức tự đánh giá của GV là kết quả khó đồng nhất với các đánh giá khác, mang tính chủ quan cao; có những GV miễn cƣỡng khi nộp báo cáo tự đánh giá vì quan niệm đó là kết quả tự đánh giá riêng của bản thân.
Phƣơng thức tự đánh giá HĐGD của GV sẽ đạt đƣợc hiệu quả sử dụng cao khi GV có sự tự tin, yên tâm làm việc này. Hơn nữa, GV cần có kỹ năng thu thập các bằng chứng thông tin phù hợp cho việc tự đánh giá của bản thân.