Tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 52)

7. Mô tả mẫu nghiên cứu

1.2.5.1 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động giảng dạy

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu, điều tra của nhiều học giả khác nhau ở Châu Âu và Hoa kỳ, Centra (1993) và Arreola (2000) đã tổng hợp các lĩnh vực mà các trƣờng cao đẳng và đại học thƣờng tập trung để đánh giá giảng viên nhƣ sau [20]:

- Hoạt động giảng dạy, - Nghiên cứu khoa học, - Dịch vụ chuyên môn.

Trong các lĩnh vực để đánh giá giảng viên đƣợc nêu trên thì việc đánh giá hoạt động giảng dạy đƣợc sử dụng rộng rãi nhất tại các trƣờng đại học.

Đánh giá HĐGD có thể đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động đánh giá cụ thể khác nhau nhƣ đánh giá môn học/học phần, đánh giá chƣơng trình, đánh giá khoá học,…

Theo kết quả nghiên cứu của Wotruba và Wright (1975) chất lƣợng giảng dạy hay nói cách khác, hiệu quả giảng dạy có thể đƣợc đánh giá thông qua 9 đặc trƣng sau đây:

 Kĩ năng giao tiếp - diễn giải các quan điểm và các luận thuyết trừu tƣợng;

 Thái độ giao tiếp với sinh viên;

 Kiến thức của môn dạy;

 Tổ chức tốt chủ đề môn dạy và khoá học;

 Nhiệt tình với môn dạy;

 Công bằng trong thi cử và xếp loại sinh viên;

 Sẵn sàng tự nguyện thử nghiệm - linh loạt;

 Thu hút đƣợc sinh viên qua tính cách và khả năng diễn đạt

Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí đánh giá giảng viên của một số trƣờng đại học ở Mỹ, Úc, Canada thì ThS. Nguyễn Thị Tuyết (2007) cũng đã đã mô tả chi tiết các tiêu chí dùng để đánh giá giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy gồm 4 năng lực và 13 tiêu chí nhƣ sau [17]:

- Năng lực 1: Thành tích trong giảng dạy (3 tiêu chí);

- Năng lực 2: Số lƣợng và chất lƣợng giảng dạy (3 tiêu chí); - Năng lực 3: Hiệu quả trong giảng dạy (4 tiêu chí);

- Năng lực 4: Tham gia vào đánh giá và phát triển chƣơng trình đào tạo, tài liệu học tập (3 tiêu chí)

Khi đánh giá môn học, ngƣời ta thƣờng lấy ý kiến SV, nói cách khác là lấy ý kiến phản hồi của SV về việc giảng dạy của GV. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh HĐGD của GV nhằm cải tiến nâng cao chất lƣợng giảng dạy.Theo TS. Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu chí đánh giá môn học/học phần có thể đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- Mục đích, yêu cầu môn học/học phần rõ ràng đối với SV; - Môn học/học phần đƣợc giảng dạy tốt;

- Nội dung môn học/học phần bổ ích đối với SV;

- Tƣ liệu học tập cho môn học/học phần đƣợc cung cấp đầy đủ; - Khối lƣợng chƣơng trình học tập phù hợp với SV;

- SV đƣợc động viên, khuyến khích học tốt;

- SV nhận đƣợc những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong suốt quá trình học tập;

- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng của SV; - Quá trình kiểm tra đánh giá đƣợc thực hiện công bằng và khách quan [16].

Trong một số nghiên cứu về chất lƣợng GDĐH (Bourke, 1986; Rowly, 1996; John, 1998; AYER, 1999; và DETYA, 2000) các tác giả đã đƣa ra một số gợi ý về tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo có thể đƣợc triển khai, áp dụng tại các cơ sở GDĐH ở Việt Nam nhƣ sau:

- Mục tiêu đào tạo rõ ràng;

- Tuyển sinh đầu vào đảm bảo độ tin cậy;

- Cấu trúc chƣơng trình tốt, các chƣơng trình đào tạo đƣợc tổ chức thành hệ thống, có mối liên quan chặt chẽ với nhau;

- Nội dung chƣơng trình và mục tiêu đào tạo phù hợp với nhau; - SV có thái độ học tập tích cực;

- GV có trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình; - Phƣơng tiện và tài liệu học tập đảm bảo tốt;

- Có các đơn vị chuyên trách quản lý HĐGD của GV;

- Đảm bảo số lƣợng GV phù hợp với quy mô đào tạo của nhà trƣờng; - Tỉ lệ GV và SV hợp lý;

- Số lƣợng môn học/học phần nhiều đủ để SV lựa chọn một cách linh hoạt.

Các trƣờng đại học và cao đẳng ở châu Âu và Hoa Kỳ thƣờng đánh giá hoạt động của GV theo 3 lĩnh vực chính là: Giảng dạy, Nghiên cứu khoa học và Dịch vụ [19]. Khi đánh giá HĐGD của GV ngƣời ta đã đƣa ra 02 tiêu chí và các chỉ báo nhƣ sau:

- Giảng dạy: giảng dạy trên lớp, biên soạn bài giảng, biên soạn giáo trình,…

- Hƣớng dẫn SV: tƣ vấn cho SV về chƣơng trình học, giúp đỡ ngoài giờ lên lớp, hƣớng dẫn luận văn, luận án Thạc sỹ và Tiến sỹ,...

Công việc dịch vụ và chuyên môn; Trách nhiệm công dân. Đối với lĩnh vực giảng dạy, hai tác giả này đã đƣa ra 4 tiêu chí và các chỉ số để đánh giá nhƣ sau:

* Tiêu chí: Truyền đạt kiến thức

- Trong các khoá học, các buổi học trên truyền hình, các hội thảo/hội nghị;

- Tổ chức một khoá học (lƣu giữ những thông tin về SV, kinh nghiệm học tập và lập kế hoạch);

* Tiêu chí: Tƣ vấn và hƣớng dẫn cho SV, học viên;

- Giám sát SV trong các phòng thí nghiệm, các buổi học ngoài trời; - Tƣ vấn cho SV (về nghề nghiệp, học thuật, tƣ vấn riêng);

- Giám sát sự hỗ trợ giảng dạy;

- Giám sát SV trong các trải nghiệm thực hành (ngành y); - Tƣ vấn giám sát SV trong đề tài nghiên cứu/luận văn/luận án. * Tiêu chí: Tiến hành các hoạt động học tập

- Xem xét và thiết kế lại các khoá học; - Xét duyệt các chƣơng trình học;

- Thực hiện theo các tài liệu/sách giáo khoa, phầm mềm vi tính; - Hƣớng dẫn các chƣơng trình học từ xa;

* Tiêu chí: Giảng viên cần

- Đánh giá giảng dạy của đồng nghiệp; - Hƣớng dẫn các nghiên cứu về giảng dạy;

- Các hoạt động phát triển chuyên môn.

Một số nhà khoa học cho rằng các tiêu chí cần thiết để đánh giá HĐGD của GV bao gồm:

+ Sự tƣ vấn, hƣớng dẫn cho SV/học viên/nghiên cứu sinh; + Biên soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy;

+ Hoạt động phát triển trình độ chuyên môn, học thuật [20].

Sau khi có chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về HĐGD của GV, các trƣờng đại học, cao đẳng đã và đang triển khai đánh giá các HĐGD của GV. Một số trƣờng đại học đã đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng HĐGD cần đƣợc tham khảo.

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên đã thiết kế phiếu đánh giá HĐGD môn học của GV với những tiêu chí và chỉ báo sau :

- Nội dung môn học thiết thực hữu ích; - Nội dung giảng dạy vừa sức với SV;

- GV đã thiết kế, tổ chức học phần và thời gian một cách khoa học, hợp lý; - GV đến lớp khi đã chuẩn bị tốt bài giảng;

- SV cảm thấy hứng thú trong giờ học;

- GV đề cập và nhấn mạnh những thông tin quan trọng một cách rõ ràng dễ hiểu;

- GV đã tạo cơ hội cho SV ứng dụng những kiến thức lĩnh hội đƣợc; - GV tỏ ra luôn sẵn sàng tƣ vấn giúp đỡ SV học tập;

- GV đã hƣớng dẫn hiệu quả và thúc đẩy việc tự học của SV;

- GV khuyến khích SV nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của học phần;

- GV thƣờng nêu vấn đề để SV suy nghĩ, tranh luận;

- GV quan tâm tổ chức cho SV tham gia hoạt động nhóm, thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập;

- GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho SV; - GV đã sử dụng hiệu quả phƣơng tiện dạy học;

- GV giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cƣơng bài giảng phù hợp, cập nhật và dễ tiếp cận;

- GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng thực lực của SV;

- GV có kiến thức chuyên môn tốt (thực sự có năng lực chuyên môn); - GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy;

- GV thƣờng xuyên lên lớp đúng giờ và thực hiện đúng lịch giảng dạy theo qui định;

- GV thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với SV; - GV luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo; - SV đã lĩnh hội đƣợc những kiến thức cơ bản của học phần;

- Nhờ có GV, SV đã đạt đƣợc những kỹ năng thực hành cần thiết cho tƣơng lai;

- Thông qua HĐGD của GV, SV đánh giá cao giá trị của học phần; Bên cạnh đó, Trƣờng Đại học Cần Thơ cũng đƣa ra các tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lƣợng giảng dạy môn học nhƣ sau:

- Mức độ hợp lý của việc tổ chức môn học?

- Khối lƣợng kiến thức tiếp thu đƣợc trong môn học này?

- Trình độ kiến thức của môn học này phù hợp với bạn đến mức độ nào?

- Khối lƣợng công việc của môn học này phù hợp với bạn đến mức độ nào?

- Kiến thức của GV về môn học tốt đến mức nào? - GV chuẩn bị bài giảng tốt đến mức nào?

- GV có vui vẻ tiếp nhận câu hỏi, ý kiến phản hồi,.. hay không?

- Các buổi học đƣợc thực hiện theo đúng lịch học hoặc đƣợc dạy bù đầy đủ không?

- Phòng học, bàn ghế, bảng, trang thiết bị,.. đủ tốt để giảng dạy không?

Trong công văn số7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8-10-2013 của Cục nhà

giáo hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên khuyến nghị các trƣờng tập trung vào 7 nội dung sau: 1. Công tác chuần bị giảng dạy, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên.

2. Học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và thời gian giảng dạy của giảng viên.

3. Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với ngƣời học.

4. Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo và tƣ duy độc lập của ngƣời học trong quá trình học tập.

5. Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

6. Năng lực của giảng viên trong tƣ vấn và tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học của ngƣời học.

7. Tác phong sƣ phạm của giảng viên.

Những nghiên cứu trên cho thấy các tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lƣợng HĐGD của GV khá khác nhau. Từ những tiêu chí đó, ta có thể triển khai ra khoảng 20 - 30 chỉ báo/chỉ số tƣơng ứng với 20 - 30 câu hỏi hoặc nhận định trong phiếu hỏi để SV đánh giá chất lƣợng HĐGD của GV hay GV tự đánh giá chất lƣợng HĐGD của bản thân.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 52)