7. Mô tả mẫu nghiên cứu
1.2.4.1 Đánh giá trong giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục thuật ngữ đánh giá (evaluation) đƣợc sử dụng rất phổ biến, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ đánh giá, có thể kể đến một số cách định nghĩa nhƣ sau:
- Định nghĩa của Ralph tyler: Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chƣơng trình giáo dục
- Định nghĩa của E.Beeby: Đánh giá giáo dục là sự thu thập lí giải một cách hệ thống những bằng chứng, nhƣ một phần của quá trình, dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hoạt động
- Định nghĩa của Robert F.mager: Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoán viêc phải tiếp tục làm để giúp học sinh tiến bộ
Dựa trên những định nghĩa trên, Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc trong cuốn “ Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh phổ thông" đã đƣa ra định nghĩa sau đây “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin và hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động tiếp theo”
Black và Wiliam (1998) đƣa ra định nghĩa đánh giá theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động mà giáo viên và sinh viên đã thực hiện để thu thập thông tin. Những thông tin này có thể đƣợc sử dụng theo nghĩa chẩn đoán để điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập. Theo định nghĩa này, đánh giá bao gồm các quan sát của giáo viên, thảo luận trong lớp học, phân tích các việc làm của sinh viên, chẳng hạn nhƣ bài tập về nhà và các bài kiểm tra (theo bản dịch của Lê Thị Thu Liễu (2007).
Theo TS. Nguyễn Kim Dung (2008) đánh giá là một hình thức chẩn đoán của việc xem xét chất lƣợng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và chƣơng trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chƣơng trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lƣợng của cơ sở đó[8].
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy khái niệm đánh giá trong giáo dục khi thì đƣợc các tác giả tiếp cận theo mục đích, yêu cầu, nội dung của một phạm vi hoạt động cụ thể, khi thì đƣợc tiếp cận ở một bình diện khái quát; khi thì đƣợc tiếp cận theo hƣớng nhấn mạnh của mục tiêu, khi thì đƣợc tiếp cận theo hƣớng nhấn mạnh về tính chất, về quy trình [16 ]
Trong giáo dục hiện nay có 6 loại đánh giá chính đó là:
- Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng với yêu cầu kinh tế xã hội; - Đánh giá chƣơng trình/nội dung đào tạo;
- Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo; - Đánh giá quá trình đào tạo;
- Đánh giá tuyển dụng;
- Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo [14].