Chất lƣợng giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 25)

7. Mô tả mẫu nghiên cứu

1.2.1.1 Chất lƣợng giáo dục

Từ trƣớc tới nay cụm từ này đã đƣợc đề cập rất nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và

cũng gây tranh cãi nhiều trong dƣ luận - xã hội. Thế nhƣng, hiện nay chúng ta vẫn chƣa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh.

Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm ngƣời hay mỗi ngƣời cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lƣợng giáo dục. Chẳng hạn nhƣ: giáo viên đánh giá chất lƣợng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phƣơng pháp và thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lƣợng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi... Cha mẹ học sinh đánh giá chất lƣợng bằng điểm số kiểm tra - thi, xếp loại. Ngƣời sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lƣợng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, khả năng thích ứng với môi trƣờng...

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản (Trƣờng đại học Sƣ phạm Hà Nội), chất lƣợng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trƣớc mắt và lâu dài. Khái niệm trên đƣợc đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dƣới góc độ quản lý chất lƣợng, thì chất lƣợng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm đƣợc các kiến thức kỹ năng, phƣơng pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng đƣợc các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động...

Còn với góc độ giáo dục học thì chất lƣợng giáo dục đƣợc giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao.

Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lƣợng giáo dục đƣợc quy về chất lƣợng hoạt động của ngƣời học. Chất lƣợng đó phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục...

TS Tô Bá Trƣợng (Viện chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục) thì cho rằng, chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng con ngƣời đƣợc đào tạo từ các hoạt

động giáo dục. Chất lƣợng ở đây phải đƣợc hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con ngƣời gắn liền với ngƣời đó, còn giá trị của con ngƣời thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lƣợng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trƣờng đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lƣợng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có: phẩm chất công dân, lý tƣởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học...) và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và ngƣời khác... Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lƣợng đáp ứng mục tiêu đƣợc thể hiện qua các mối quan hệ trong sơ đồ dƣới đây:

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)