Xây dựng các tiêu chí

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 70)

7. Mô tả mẫu nghiên cứu

2.1.2.Xây dựng các tiêu chí

Đánh giá chất lƣợng HĐGD có thể xây dựng dựa trên quan niệm và triết lý thế nào là giảng dạy chất lƣợng và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu ở Chƣơng I đã nêu ra các khái niệm làm tiền đề để thiết kế công cụ đánh giá nhƣ:

Bản chất của giảng dạy: là nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo, đòi hỏi sự nhiệt tâm...

Giảng dạy có hiệu quả là: làm cho SV hiểu đƣợc khái niệm, biết phân tích, vận dụng & tích hợp chúng;

Yêu cầu đối với giảng viên: sử dụng những phƣơng pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với từng nội dung, từng đối tƣợng khác nhau trong lớp và không chỉ truyền tải kiến thức đến SV mà còn phải truyền cảm hứng... để chuyển đổi, mở rộng phát triển những kiến thức đó.

Chất lượng giảng dạy thể hiện qua: Khả năng GV truyền đạt kiến thức, diễn giải các quan điểm và các lý thuyết trìu tƣợng; Thái độ giao tiếp với SV; Kiến thức sâu rộng của GV về môn dạy; kỹ năng thực hành thành thạo; GV sử dụng đa dạng các PPGD, tích cực hóa ngƣời học; GV nhiệt tình với SV, cuốn hút SV qua nội dung bài giảng, GV nêu các câu hỏi, đƣa ra các tình huống, ...ra bài tập nhóm; GV đảm bảo tính công bằng, khách quan trong đánh giá & xếp loại SV;

Từ các kết quả nghiên cứu trình bày trên và vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Trƣờng ĐHSP ta có thể đánh giá chất lƣợng hoạt động giảng dạy của GV dựa trên các góc độ đánh giá hay các tiêu chí đánh giá nhƣ: 1. Việc thực hiện nội quy lên lớp của giáo viên (có nghiêm túc, đúng giờ

giấc…).

2. Thái độ quan tâm đến sinh viên (cởi mở và tôn trọng sinh viên, nhiệt tình giảng dạy…).

3. Phương pháp giảng dạy (phƣơng pháp truyền đạt có rõ ràng dễ hiểu, có tổ chức sinh viên học theo nhóm, có dạy nêu vấn đề và kích thích phê phán, có sử dụng hiệu quả phƣơng tiện dạy học, có liên hệ bài học với thực tế…).

4. Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học (có thông báo mục tiêu, nội dung học tập và hình thức, phƣơng pháp đánh giá học tập; có giám sát lớp học; hiệu quả của việc sử dụng thời gian lên lớp…).

5. Các hoạt động kiểm tra đánh giá (hình thức đánh giá đa dạng, phƣơng pháp đánh giá phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên. Đề thi

hợp lý về nội dung và thời lƣợng, tổng hợp đƣợc các kiến thức đã học. Bài tập lớn khuyến khích sự sáng tạo và tổng hợp vấn đề. Kết quả học tập của sinh viên đƣợc đánh giá chính xác và công bằng).

6. Sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy. - Sự hài lòng có liên quan đến các yếu tố sau:

 Các giờ thực hành / bài tập.

 Giáo trình, tài liệu tham khảo.

 Kiến thức kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp.

 Sự đáp ứng của mục tiêu sau khi kết thúc học phần.

 Phƣơng pháp đánh giá học tập của giảng viên dạy học phần đó.

 Sự hứng thú của sinh viên đối với các giờ học của học phần đó. Từ các tiêu chí trên có thể xác định đƣợc các chỉ báo cụ thể để xây dựng thành các công cụ đánh giá. Để đánh giá chất lƣợng HĐGD môn học của GV, từ các tiêu chí trên, chúng ta có thể triển khai ra khoảng 20 - 30 chỉ báo tƣơng ứng với 20 - 30 câu hỏi hoặc nhận định trong phiếu hỏi để SV đánh giá chất lƣợng HĐGD của GV hay GV tự đánh giá chất lƣợng HĐGD của bản thân.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (Trang 70)