- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các
Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu
3.1.1. Khái niệm và nguyên nhân của đầu tư quốc tế
3.1.1.1. Khái niệm
Đầu tư quốc tế là một hình thức của di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Trong thực tế do trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia rất khác nhau, nên dẫn đến có hiện tượng có quốc gia dư thừa vốn, có quốc gia khan hiếm vốn. Từ đó dẫn đến sự chênh lệch giá vốn ở các quốc gia không bằng nhau. Kết quả là có sự dịch chuyển vốn từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao.
Thực chất đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế giữa các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung. Sự di chuyển quốc tế về vốn bao gồm các hình thái :
- Vay mượn vốn - Viện trợ - Đầu tư quốc tế
Quan hệ vay mượn vốn biểu hiện người chủ sở hữu vốn là người cho vay, người mượn vốn là người đi vay. Người đi vay có trách nhiệm hoàn trả người cho vay với số vốn ban đầu cộng với lãi suất khi hết thời gian thoả thuận. Trong trường hợp người vay vốn không có khả năng trả nợ, lúc này người chủ sở hữu vốn gặp rủi ro.
3.1.1.2. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế
Trong thực tế, đầu tư quốc tế là một giải pháp thay thế tốt hơn thương mại quốc tế. Đầu tư quốc tế được thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể tổng quát một số nguyên nhân như sau
Thứ nhất: Do có sự phát triển lực lượng sản xuất không đồng đều giữa các quốc gia, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích từ sự chênh lệch đó (khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia).
Thứ hai: Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có sự đầu tư, giữa các nước. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư quốc tế như trên phương diện kỹ thuật mạng lưới viễn thông, thông tin
liên lạc rất phát triển làm cho thế giới thu nhỏ lại, các nhà đầu tư tiếp cận tới những thông tin về vốn được nhiều hơn, nhanh hơn trước do vậy họ có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn (Ví dụ: việc thay đổi lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ thì có thể tác động tới thị trường chứng khoán ở Nhật, Châu Âu và tác động lan tỏa ra xung quanh. Trên phương diện kinh tế xu hướng tự do hóa đầu tư, quá trình toàn cầu hóa trong lĩnh vực đầu tư thể hiện rất rõ, trước kia các nhà đầu tư quốc tế khi đầu tư ra nước ngoài lo ngại nhất là chính sách quốc hữu hóa, tịch thu tài sản nhưng giờ đây các quốc gia đều cam kết không quốc hữu hóa, không trưng thu tài sản và đưa ra những ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư (giảm thuế, ký kết các hiệp định để phát triển hoạt động đầu tư). Trên bình diện khu vực có những hiệp định đầu tư ở các khu vực như ở khu vực các nước Đông Nam á thì có khu vực đầu tư ASEAN - AIA (ASEAN Investment Area); Trên cấp độ toàn cầu quá trình đầu tư ngày càng thuận lợi bởi những quy định quốc tế như Hiệp định đầu tư liên quan đến thương mại - TRIMs (Trade Related Invesment Measures) của WTO.
Thứ ba: Do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật. Tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật được thể hiện trên hai phương diện:
- Yêu cầu đầu tư cho Khoa học kỹ thuật ngày càng lớn. Như trong lĩnh vực viễn thông, hàng không luôn có sự hợp tác quốc tế.
- Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn. Ở các nước phát triển có những công nghệ cũ vẫn sử dụng được nhưng họ vẫn liên tục phát minh ra các công nghệ mới do vậy họ mang những công nghệ cũ ra các nước đang phát triển tiến hành đầu tư, góp vốn bằng những công nghệ đó, cả hai bên cùng có lợi – kéo dài tuổi thọ của công nghệ cũ, có điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế của mình, các nước đang phát triển khắc phục được khó khăn về việc thiếu công nghệ trước mắt
Thứ tư: Đầu tư quốc tế để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Để xuất khẩu được hàng hóa ra thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn, các doanh nghiệp phải đối mặt với một loạt các hàng rào, rào cản bảo hộ (rào cản thuế quan, phi thuế quan) vậy để tránh các khó khăn đó các doanh nghiệp có thể xây dựng các trung tâm, căn cứ, cơ sở kinh doanh ngay trong lòng thị trường nội địa.
Thứ năm: Đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị xã hội. Mỗi nước tùy theo ưu tiên của mình họ có thể có những chiến lược để đầu tư vào các địa bàn, quốc gia khác nhau, như trong khu vực Châu Á có Nhật Bản là nước đầu tư lớn trực tiếp ra các nước trong khu vực và đây cũng là nhà cung cấp viện trợ ODA cho các nước trong khu vực Châu Á lớn nhất – Nhật Bản muốn tận dụng các nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định ở khu vực, muốn mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật (nhằm khắc phục hình ảnh xấu sau chiến tranh thế giới thứ II), muốn tăng cường tiếng nói của mình trên chính trường quốc tế. Ở khu vực Châu Mỹ La Tinh thì Mỹ là nước có ảnh
hưởng lớn, ở khu vực Châu Phi thì có Pháp (bởi trước kia Pháp có nhiều nước thuộc địa ở châu lục này).
Thứ sáu: Đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro. Tuân theo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” - đa dạng hóa các địa bàn đầu tư thì rủi ro sẽ giảm đi, khi có biến động xảy ra ở một khu vực thì chỉ những chi nhánh ở khu vực đó bị ảnh hưởng mà thôi, còn ở các khu vực khác thì không bị ảnh hưởng. Ví dụ: khi giá dầu mỏ tăng thì sẽ gây thiệt hại cho các nước công nghiệp vì đây là các nước sử dụng nhiều dầu, nhiên liệu – nhưng lại có lợi cho các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Thứ bảy: Tận dụng chính sách thuế. Nhà đầu tư sẽ chọn địa bàn mà có mức thuế ưu đãi với họ, đồng thời họ sẽ tiến hành tối thiểu hóa toàn bộ số thuế trên toàn bộ tập đoàn – Ví dụ: một công ty xuyên quốc gia có rất nhiều công ty con để giảm tối thiểu mức thuế của toàn bộ những công ty con này trên thế giới thì họ thực hiện phương thức “chuyển giá” giữa những công ty con trong công ty xuyên quốc gia – Một công ty ở một nước có thuế thu nhập doanh nghiệp là rất cao, công ty đó nhập hàng từ một công ty cũng trong cùng tập đoàn mà mức thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp; vậy khi nhập lô hàng đó họ sẽ có xu hướng tăng giá hàng nhập thì lợi nhuận của công ty, ở nước có thuế thu nhập cao, sẽ bị giảm còn công ty xuất khẩu hàng, ở nước có thuế thu nhập thấp, khi thổi phồng giá bán của lô hàng thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên – Phần lợi nhuận tăng lên của phía công ty xuất hàng so với phần lợi nhuận giảm đi ở phía công ty nhập hàng sẽ vẫn còn lãi – cộng lại mức thuế phải đóng của toàn bộ tập đoàn đó trên phạm vi thế giới sẽ được lợi nếu họ cố tình thổi phồng giá hàng nhập lên.