Các xu hướng cơ bản chi phối chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 28)

- TLB, TKB là tổng lượng lao động và vốn của quốc gia 2.

2.3.2. Các xu hướng cơ bản chi phối chính sách thương mại quốc tế

2.3.2.1. Xu hướng tự do hóa thương mại

Tự do hoá thương mại là nới lỏng, mềm hoá sự can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế

Xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hóa và khu vực hoá, lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới của mỗi quốc gia, sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “Kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi nước. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền văn minh nhân loại

Nội dung của tự do hoá thương mại là nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đương nhiên tự do hoá thương mại trước hết nhằm mục đích thực hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do hoá thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt

động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là cần phải đạt tới một sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với lới lỏng nhập khẩu

Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thương mại bao gồm việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoả thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia

2.3.2.2. Xu hướng bảo hộ mậu dịch

“Bảo hộ mậu dịch chính là sự gia tăng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực buôn bán quốc tế. Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thế giới, sự can thiệp của nhà nước mang tính chọn lựa và giảm thiểu phạm vi, quy mô… can thiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của sự can thiệp

Cơ sở khách quan của xu hướng này là sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia

Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các luồng hàng hoá từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia

Các luận điểm cho vấn đề bảo hộ mậu dịch

- Một là luận điểm về bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ

Một hình thức thuế quan tạm thời đánh vào hàng nhập khẩu sẽ cho phép họ trưởng thành cho tới độ “chín muồi” và được bảo vệ để chống lại sự cạnh tranh từ nước ngoài

- Hai là luận điểm tạo nên nguồn tài chính công cộng

Theo đó các loại thuế nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo nguồn thu cho chính phủ đáp ứng các chi phí trong việc cung cấp các hàng hoá công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi phí khác.

- Ba là luận điểm về khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp thông qua việc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ

Thảo luận về vấn đề thuế quan làm giảm thất nghiệp chung được thể hiện như sau. Giả định rằng một đất nước có thất nghiệp, việc đưa ra thuế quan sẽ dẫn đến một sự dịch chuyển trong nhu cầu bởi những người tiêu dùng trong nước từ việc tiêu dùng hàng hóa nước ngoài đến tiêu dùng hàng hóa trong nước.

- Bốn là luận điểm về việc thực hiện “phân phối lại thu nhập” thông qua việc áp dụng chế độ bảo hộ.

Các loại thuế nhập khẩu sẽ làm dịch chuyển một phần thu nhập của những người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hoá được sản xuất trong nước tương ứng các hàng hoá nhập khẩu. Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội.

2.3.2.3. Mối quan hệ giữa xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

Về nguyên tắc thì hai xu hướng này đối nghịch nhau vì chúng gây nên tác động ngược chiều nhau đến hoạt động thương mại quốc tế. Nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại chúng thống nhất với nhau - một sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.

Về mặt lịch sử chưa khi nào có tự do hoá thương mại một cách hoàn toàn đầy đủ và trái lại chưa khi nào lại có bảo hộ mậu dịch dày đặc đến mức làm tê liệt các hoạt động thương mại quốc tế (trừ trường hợp có sự bao vây cấm vận kinh tế hoặc chiến tranh xảy ra)

Về logic thì tự do hoá thương mại là một quá trình đi từ thấp đến cao, từ cục bộ đến toàn thể, thậm trí có trường hợp nó có ý nghĩa trước hết như một xu hướng. tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai mặt nương tựa nhau, làm tiền đề cho nhau

Với những điều kiện thực tiễn của thương mại quốc tế ngày nay không thể cực đoan khẳng định sự cần thiết của một trong hai xu hướng này, mặc dù về mặt lý thuyết có thể chứng minh những mặt tiêu cực của các công cụ bảo hộ mậu dịch, nhất là trường hợp bảo hộ quá dày đặc. Trong thực tế các quốc gia đều sử dụng các công cụ bảo hộ mậu dịch với những mức độ khác nhau

Một sự vận dụng phù hợp các công cụ bảo hộ mậu dịch là bảo hộ có chọn lọc và có điều kiện, gắn liền với các điều kiện về thời gian và không gian nhất định.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w