Khái niệm, nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 83)

- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các

Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu

4.3.1. Khái niệm, nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

4.3.1.1. Khái niệm

- Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng ghi chép có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giưã các chủ thể của một quốc gia với các chủ thể của phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Do vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một bảng đối chiếu giữa những khoản tiền nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền nước đó trả cho nước ngoài (phần còn lại của thế giới) trong một thời kỳ nhất định

- Khi nói đến cán cân thanh toán quốc tế cần chú ý tới hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là các giao dịch kinh tế quốc tế diễn ra giữa một nước với phần còn lại của thế giới và yếu tố thứ hai là các chủ thể của các quốc gia với phần còn lại của thế giới tham gia vào các giao dịch

Khái niệm chủ thể không phải lúc nào cũng được hiểu một cách chính xác. Chẳng hạn, một công ty là chủ thể của một nước nhưng các chi nhánh và cơ sở sản xuất của nó ở nước ngoài lại là chủ thể của nước khác. Các khách du lịch, các nhà ngoại giao và các nhân viên quân sự công tác ở nước ngoài, những người di cư tạm thời và các công dân đi học tập nghiên cứu hoặc chữa bệnh ở nước ngoài lại là các chủ thể của nước xuất phát. Chẳng hạn các du khách của Nhật ở Mỹ là các chủ thể Nhật Bản và khoản tiền mua hàng hoá tại Mỹ của họ là khoản xuất khẩu của Mỹ. Quân đội Mỹ tại các nước được coi là chủ thể của Mỹ nhưng việc chi tiêu của họ vào việc mua hàng tại các nước này được coi là nhập khẩu của Mỹ

Các tổ chức quốc tế (như liên hợp quốc, quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế) không phải là các chủ thể quốc gia mà là các chủ thể có phạm vi hoạt động vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Do đó, các giao dịch của chúng với các chủ thể khác được gọi là các giao dịch quốc tế và được hạch toán vào cán cân thanh toán của nó

4.3.1.2. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

a. Nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán

Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán giống như nguyên tắc ghi sổ kép trong hoạt động kế toán của các công ty kinh doanh. Từ góc độ của một nước, một giao dịch kinh tế có hai mặt

- Giảm lượng giá trị (tiền chuyển ra nước ngoài) là thực hiện thanh toán cho nước ngoài - Tăng lượng giá trị (tiền chuyển vào trong nước) là nhận thanh toán từ nước ngoại

Mỗi giao dịch kinh tế sẽ được hạch toán vào cả hai khoản mục của cán cân thanh toán là khoản có và khoản nợ. Nguyên tắc này gọi là nguyên tắc ghi nợ và ghi có. Hai khoản nợ và có này có số lượng bằng nhau và hạch toán tương ứng với nhau. Nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc ghi sổ kép

Nguyên tắc ghi nợ và ghi có:

- Những khoản giao dịch được ghi vào khoản Nợ là những giao dịch đưa đến việc quốc gia phải chi trả cho người nước ngoài. Nó phản ánh lượng giá trị bị giảm xuống (khoản chuyển ra nước ngoài) và được ghi dấu âm (-) trong cán cân thanh toán.

- Những khoản giao dịch được ghi vào khoản Có là những giao dịch nhận được sự chi trả từ người nước ngoài. Hay nói cách khác là những khoản giao dịch đem lại cho quốc gia một lượng ngoại

tệ. Nó phản ánh lượng giá trị tăng lên (khoản nhận được từ nước ngoài) và được ghi dấu dương (+) trong cán cân thanh toán.

Việc phân biệt khoản Có hoặc khoản Nợ có thể dựa vào luồng di chuyển giá trị hoặc luồng thanh toán.

- Việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, những khoản chuyển nhượng đơn phương (quà biếu) nhận từ ngoại quốc, luồng tư bản (vốn) di chuyển từ nước ngoài vào ghi là Có (+) trong cán cân thanh toán, bởi vì những khoản mục này nhận được từ người ngoại quốc hay lao động ngoại kiều. Như vậy, các khoản được thanh toán (khoản có) cho biết lượng ngoại tệ mà chủ thể thu được thực sự từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ và tài sản.

* Luồng tư bản (vốn) đi vào có hai hình thức khác nhau là tăng tài sản của người nước ngoài trong quốc gia hoặc giảm tài sản của quốc gia ở nước ngoài.

Ví dụ: Người dân Nhật mua cổ phần ở Việt Nam, tài sản của nước ngoài ở Việt Nam tăng lên. Đó là luồng vốn đi vào Việt Nam và khoản này được ghi là khoản có trong cán cân thanh toán của Việt Nam

Ví dụ: Khi cư dân của Nhật bán cổ phần của mình ở nước ngoài tức tài sản của Nhật ở nước ngoài sẽ giảm xuống. Khoản giao dịch nmày cũng là luồng vốn đi vào Nhật (vì Nhật nhận được sự chi trả của người nước ngoài) và như vậy được ghi là có trong cán cân thanh toán của Nhật.

- Mặt khác nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, tặng quà biếu cho người nước ngoài, đầu tư của người bản xứ ra nước ngoài… là những khoản phải chi trả cho người nước ngoài nên được ghi là Nợ (-) trong cán cân thanh toán. Như vậy các khoản thanh toán (khoản nợ) cho biết lượng ngoại tệ mà chủ thể một nước đã thực sự thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ và tài sản nhập khẩu.

* Luồng vốn đi ra biểu hiện tăng tài sản của quốc gia ở nước ngoài hoặc giảm tài sản nước ngoài ở trong quốc gia, bởi vì cả hai hành vi này đều thể hiện sự thanh toán cho người ngoại quốc.

Ví dụ: cư dân Việt Nam mua hối phiếu của Đài Loan, khoản giao dịch này làm tăng tài sản của Việt Nam ở nước ngoài và được ghi là nợ trong cán cân thanh toán.

Ví dụ: Một công ty Đài Loan bán chi nhánh của mình tại Việt Nam cho một công ty của Việt Nam, có nghĩa là giảm tài sản nước ngoài tại Việt Nam và cũng được ghi nợ trong cán cân thanh toán của Việt Nam vì khoản giao dịch này thể hiện sự chi trả (thanh toán) cho người ngoại quốc.

- Các giao dịch chưa được thực hiện trong kỳ không được hạch toán trong cán cân thanh toán. Điều này có nghĩa là cán cân thanh toán chỉ hạch toán những giao dịch diễn ra thực sự

Nguyên tắc ghi sổ kép:

Tất cả các giao dịch phát sinh ghi có đều phải được cân bằng lại bằng cách ghi nợ vào khoản mục tương ứng và ngược lại. Có nghĩa là mỗi khoản giao dịch được ghi chép hai lần, một lần ghi có và một lần ghi nợ với số lượng như nhau. Như vậy, tổng số các khoản ghi nợ phải đúng bằng tổng số các khoản ghi có. Do đó, tổng đại số của tất cả các khoản giao dịch trong cán cân thanh toán bằng 0.

Nguyên tắc ghi chép này được dựa trên cơ sở là mỗi một sự giao dịch đều tồn tại hai mặt. Chúng ta bán một thứ gì đó, tất nhiên chúng ta nhận được sự chi trả. Chúng ta mua một vật gì đó thì chúng ta phải chi trả nó. Việc thực hiện nguyên tắc trên thông qua tài khoản chữ T, ghi chép các khoản nợ và có của các giao dịch.

Ví dụ 1: Một công ty của Mỹ xuất khẩu một lượng hàng hoá có giá trị là 300.000 USD với sự thanh toán trong 3 tháng. Trong cán cân thanh toán của Mỹ đầu tiên ghi có xuất khẩu hàng hoá là 300.000 USD (từ lúc xuất khẩu hàng hoá đến lúc thanh toán từ nước ngoài). Đối với nghiệp vụ thanh toán bản thân nó được ghi như là nợ ngắn hạn của vốn, bởi vì nó biểu hiện trong một thời gian ngắn có một khối lượng vốn đi ra khỏi Mỹ. Điều này giải thích là với sự đồng ý thanh toán 3 tháng nhà xuất khẩu Mỹ là người cho nhà nhập khẩu ngoại quốc vay có thời hạn. Do đó làm tăng thêm tài sản của Mỹ tại nước ngoài nên ghi nợ. Toàn bộ giao dịch này được ghi vào cán cân thanh toán của Mỹ như sau:

Có (+) Nợ (-) Xuất khẩu hàng hoá 300.000 USD

Vốn đổ ra ngoài ngắn hạn 300.000 USD

Ví dụ 2: Giả sử một công ty dệt may của Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hoá trị giá 8.000 USD sang Mỹ và khoản thanh toán được chuyển vào tài khoản của công ty dệt may của Việt Nam tại ngân hàng ở Mỹ. Hai mặt của giao dịch này được thể hiện trong cán cân thanh toán của Việt Nam như sau:

Có (+) Nợ (-) Xuất khẩu hàng hoá 8.000 USD

Gia tăng tài sản ngắn hạn của tư nhân

tại nước ngoài 8.000 USD b. Các bộ phận cấu thành cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế của một nước bao gồm ba hạng mục chính: cán cân thường xuyên, cán cân luồng vốn và cán cân tài trợ chính thức.

* Cán cân thường xuyên (vãng lai).

Cán cân thường xuyên (khoản mục thường xuyên hay cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán ghi chép tất cả các giao dịch giữa một nước với phần còn lại của thế giới về xuất - nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình và các khoản chuyển dịch đơn phương. Cán cân vãng lai được chia thành:

- Cán cân thương mại về hàng hoá (hữu hình) phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá (máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hàng nông sản…) giữa các chủ thể. Chênh lêch giữa xuất và nhập khẩu hàng

hoá gọi là cán cân thương mại. (Một số quốc gia tính cả tổng chênh lêch giữa xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình trong cán cân thương mại)

Nếu xuất khẩu hàng hoá lớn hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư xuất khẩu hàng hoá nhỏ hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt

Cán cân thương mại được tính toán theo từng tháng thông qua số liệu thống kê của cơ quan hải quan. Như vậy, có thể thấy khái niệm cán cân thương mại được sử dụng để chỉ cán cân thương mại hàng hoá.

- Cán cân thương mại dịch vụ (vô hình). Đây là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu các dịch vụ. Các loại dịch vụ gồm có dịch vụ du lịch quốc tế, vận tải quốc tế, các khoản thu nhập và thanh toán về tài sản của nước mình ở nước ngoài và tài sản của người nước ngoài tại nước mình (lãi suất, lợi tức cổ phần, phí bản quyền…) các khoản giao dịch gắn với lĩnh vực quân sự và các dịch vụ khác. Hiện nay tỷ trọng thương mại dịch vụ có xu hướng tăng lên trong cán cân thanh toán của các nước

- Cán cân về các khoản chuyển dịch đơn phương (chuyển dịch một chiều), bao gồm chuyển dịch đơn phương tư nhân và chính phủ. Các khoản chuyển dịch đơn phương tư nhân bao gồm như các khoản tiền và tài sản di chuyển từ nước này sang nước kia của tư nhân (tiền và tài sản của người di cư gửi về quê hương, quà tặng, quà biếu…) các khoản chuyển dịch của chính phủ bao gồm như các khoản chuyển dịch hoặc các khoản viện trợ không hoàn lại giữa một nước với nước khác và các tổ chức quốc tế (trừ viện trợ quân sự về hàng hoá và dịch vụ)

Trong cán cân thanh toán, khoản mục thường xuyên có vai trò quan trọng nhất vì nó cho biết thu nhập từ ngoại thương và năng lực thương mại của một nước. Nếu khoản mục thường xuyên thâm hụt thì có nghĩa là khoản nợ nước ngoài tăng lên và khoản mục thường xuyên có dư cho biết một nước có của cải để tích luỹ. Mức độ thâm hụt hay thặng dư của khoản mục thường xuyên ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái có nghĩa là nó làm cho đồng tiền trong nước lên giá hoặc giảm giá.

* Cán cân luồng vốn (Khoản mục vốn)

Cán cân luồng vốn (Khoản mục vốn) ghi chép những thay đổi về tài sản của một nước ở nước ngoài và tài sản của nước ngoài ở trong nước trừ các khoản dự trữ chính thức.

Nói cách khác cán cân luồng vốn ghi lại các giao dịch quốc tế có liên quan đến các dòng chảy của vốn vào và ra khỏi một nước.

Trong cán cân luồng vốn người ta chia thành hai bộ phận là cán cân vốn dài hạn và ngắn hạn - Cán cân vốn dài hạn (thường thời hạn trên một năm) được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa các khoản vốn được chuyển từ nước ngoài về và chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, mở các chi nhánh ở nước ngoài); đầu tư gián tiếp vào các giấy tờ có giá (mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu ở nước ngoài); và vốn dài hạn khác như vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một

chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật để làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ

Sự tăng lên của tài sản của một nước ở nước ngoài và sự giảm xuống của tài sản nước ngoài ở trong nước là sự di chuyển vốn ra nước ngoài được ghi vào khoản Nợ (-) trong tài khoản vốn, do phải thanh toán cho nước ngoài.

Việc giảm tài sản của một nước ở nước ngoài và sự tăng lên của tài sản nước ngoài trong nước đó là khoản vốn chuyển vào được ghi vào khoản Có (+), do làm tăng các khoản được thanh toán từ nước ngoài.

- Khoản mục thứ nhất là tài sản ở nước ngoài. Khoản mục này gồm có các tài sản của chính phủ trừ các khoản dự trữ chính thức và các tài sản tư nhân. Các tài sản tư nhân bao gồm như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chứng khoán ở nước ngoài, các khoản nợ ngân hàng và ngoài ngân hàng

- Khoản mục thứ hai là tài sản của người nước ngoài ở trong nước bao gồm đầu tư trực tiếp, trái phiếu và các chứng khoán khác nhau trong nước, nợ ngoài ngân hàng và nợ ngân hàng

Tổng của cán cân thường xuyên và cán cân vốn dài hạn được gọi là cán cân cơ sở. Cán cân cơ sở phản ánh những yếu tố tác động dài hạn lên nền kinh tế quốc gia và tỷ giá hối đoái. Cán cân thường xuyên phản ánh các tác động lên cán cân thanh toán của thu nhập quốc dân và tốc độ tăng trưởng, thói quen tiêu dùng của quốc gia, khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó. Còn cán cân vốn dài hạn phản ánh sự đánh giá của các nhà đầu tư dài hạn về mức sinh lời tương đối giữa các cơ hội đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm các dòng chảy của vốn ngắn hạn (thường là dưới một năm), chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối…

Lưu ý: Cả khoản mục thường xuyên và khoản mục vốn ghi chép các giao dịch độc lập trong cán cân thanh toán, bởi vì các giao dịch này thực hiện nhằm mục tiêu kinh doanh hoặc vì lợi nhuận và diễn ra độc lập với các giao dịch khác trong cán cân thanh toán.

* Cán cân tài trợ chính thức (khoản mục dự trữ chính thức).

Cán cân tài trợ chính thức ghi lại những giao dịch quốc tế do các tổ chức của nhà nước thực hiện để điều chỉnh tất cả những giao dịch khác được ghi trong cán cân thanh toán quốc tế

Cụ thể, cán cân tài trợ chính thức ghi chép sự thay đổi về tài sản dự trữ chính thức của một nước và sự thay đổi tài sản dự trữ chính thức của các chủ thể nước ngoài ở nước đó trong một năm.

Dự trữ chính thức của một nước bao gồm dự trữ về vàng của các tổ chức tiền tệ chính thức của nước đó. Lượng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) được phân bổ giữa các nước thành viên căn cứ vào mức độ quan trọng của chúng đối với hoạt động thương mại quốc tế, dự trữ của nước đó trong quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và dự trữ ngoại tệ chính thức của đất nước.

Mức tăng tài sản dự trữ chính thức của một nước là khoản nợ (-) còn mức tăng tài sản chính thức của nước ngoài ở trong nước là khoản có (+)

Khoản mục dự trữ chính thức nhằm điều chỉnh các chênh lệch từ các khoản mục trên, nên nó thường được gọi là khoản mục của các giao dịch điều chỉnh. Do đó cân đối tài khoản dự trữ chính thức còn được gọi là cán cân quyết toán chính thức. Cân đối tài khoản dự trữ chính thức cho biết mức độ thâm hụt hoặc thặng dư cán cân thanh toán dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w