Những vấn đề chung về hệ thống tiền tệ quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 72)

- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các

4.1.1.Những vấn đề chung về hệ thống tiền tệ quốc tế

Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu

4.1.1.Những vấn đề chung về hệ thống tiền tệ quốc tế

4.1.1.1. Khái niệm, mục đích hệ thống tiền tệ thế giới

- Hệ thống tiền tệ quốc tế là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới

- Mục đích ra đời và hoạt động của Hệ thống tiền tệ quốc tế là nhằm điều chỉnh các mối quan hệ về tiền tệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, phục vụ cho các vấn đề về thương mại, đầu tư…., bảo đảm sự ổn định cho các mối quan hệ đó, từ đó tạo cơ sở cho các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung phát triển

4.1.1.2. Phân loại

Hoạt động hệ thống tiền tệ quốc tế gắn liền với các giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi một hệ thống chỉ có thể được vận hành có hiệu quả khi có những điều kiện thích hợp về kinh tế chính trị và xã hội nhất định. Một khi những điều kiện đó thay đổi thì sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế là tất yếu. Điều này giải thích cho sự ra đời và phát triển của các hệ thống tiền tệ quốc tế khác nhau.

Sự phân biệt giữa các hệ thống tiền tệ quốc tế dựa vào hai yếu tố cơ bản sau đây: Việc xác định chế độ tỷ giá hối đoái và các dạng dự trữ tiền tệ quốc tế (là công cụ để giúp các quốc gia tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán). Mỗi một hệ thống tiền tệ quốc tế có thể kết hợp một hay vài dạng chế độ tỷ giá với một hay nhiều hình thức dự trữ quốc tế khác nhau.

4.1.1.3. Các đặc trưng của một hệ thống tiền tệ quốc tế

- Một hệ thống tiền tệ quốc tế được coi là có hiệu quả nếu nó góp phần đạt được 2 mục tiêu:

+ Tối đa hoá sản lượng và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất của thế giới

+ Phân phối công bằng các lợi ích kinh tế giữa các quốc gia cũng như các tầng lớp xã hội trong mỗi quốc gia

- Người ta thường sử dụng ba tiêu thức cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống tiền tệ quốc tế

+ Điều chỉnh: là tiến trình tái lập cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các

quốc gia.

+ Dự trữ: là toàn bộ số lượng tiền tệ dự trữ quốc tế sẵn có để điều chỉnh mức thâm hụt

+ Độ tin cậy: là khả năng duy trì cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối của dự trữ

quốc tế.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 72)