Các hệ thống tiền tệ quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 73)

- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các

Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu

4.1.2. Các hệ thống tiền tệ quốc tế

4.1.2.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất (1867 – 1914)

Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914. Trong giai đoạn này vàng đóng vai trò đặc biệt và tạo nên nền tảng hoạt động của hệ thống. Vì vậy hệ thống tiền tệ quốc tế lần thứ nhất còn được gọi là chế độ bản vị vàng

a. Nguyên tắc hoạt động của chế độ bản vàng

Dưới chế độ bản vị vàng, mỗi quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định giá vàng tính bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theo mức giá quy định trên (gọi là mức ngang giá vàng).

Vàng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức.

Do nội dung vàng của mỗi đồng tiền là cố định cho nên tỷ giá hối đoái được thiết lập trong khuôn khổ chế độ bản vị vàng cũng cố định.

b. Sự vận động của vàng và sự ổn định của tỷ giá hối đoái

Do cho phép trao đổi tự do vàng giữa các nước nên việc vận chuyển vàng đòi hỏi phải có những khoản chi phí nhất định, thường được ước tính bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá trị vàng chuyên chở và người ta lấy mức chi phí đó để quy định giới hạn dao động của tỷ giá về hai phía so với mức ngang giá chính thức. Các giới hạn này được gọi là các “điểm vàng” và cơ chế hoạt động nhằm giữ cho tỷ giá không vượt quá khỏi các điểm vàng đó được gọi là cơ chế các điểm vàng.

Tỷ giá hối đoái được quyết định trong vòng những điểm vàng bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường, việc hạn chế tỷ giá vượt ra khỏi điểm vàng nhờ việc quản lý lượng vàng của quốc gia.

Cơ chế điều chỉnh dưới chế độ bản vị vàng được gọi là cơ chế giá cả tự động. c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng

Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đã tìm mọi cách vơ vét, dự trữ vàng để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Vì thế tiền vàng trong lưu thông bị giảm mạnh, các dấu hiệu tiền tệ, tiền giấy tăng lên. Đến cuối năm 1913, toàn thế giới có 10 tỷ đô la vàng thì 7 tỷ đã nằm trong tay 5 quốc gia là Anh, Pháp, Mỹ, Canada và Nga. Ở các nước này, phần lớn vàng lại bị hút vào kho dự trữ của nhà nước, số còn lại nằm trong tay các nhà đầu cơ. Các ngân hàng đình chỉ đổi kỳ phiếu lấy vàng, đồng thời lạm phát kỳ phiếu không đổi được vàng tăng lên. Trong quan hệ mậu dịch giữa các nước, chế độ mậu dịch tự do bị chế độ bảo hộ mậu dịch thay thế, các quốc gia đã ngừng chuyển đổi các đồng tiền ra vàng,

áp đặt việc cấp xuất khẩu vàng để duy trì nguồn dự trữ vàng của mình. Điều này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng, cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ năm 1914, chế độ bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ

4.1.2.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ hai (1922 – 1939)

a. Lĩnh vực tài chính – tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tỷ giá hối đoái được thả nổi hoàn toàn, dao động với quy mô và tần số rất lớn, các quốc gia đều cho rằng sự thả nổi như vậy chỉ là tạm thời và cần phải cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế theo hướng phục hồi chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên để khác phục những yếu điểm của chế độ bản vị vàng trước đây, các quốc gia cho rằng bên cạnh vàng phải có ít nhất một đồng tiền mạnh nào đó đóng vai trò là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Vì vậy hệ thống tiền tệ quốc tế mới ra đời, thực chất là một chế độ bản vị vàng hối đoái

b. Nguyên tắc hoạt động của chế độ bản vị vàng hối đoái

Thực chất của chế độ bản vị vàng hối đoái là đồng thời vàng và một số đồng tiền chủ chốt được coi là các ngoại tệ vàng, chủ yếu là đồng Bảng Anh, ngoài ra còn có đồng France Pháp, đồng đô la Mỹ được sử dụng làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế.

Năm 1925 Anh tái lập khả năng chuyển đổi ra vàng của đồng Bảng và xoá bỏ mọi hạn chế đối với việc xuất khẩu vàng. Sau đó các quốc gia khác cũng lần lượt thực hiện quay lại chế độ bản vị vàng, riêng Mỹ thì đã thực hiện từ năm 1919.

c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái

Các lý do dẫn đến sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái cũng tương tự như trường hợp đối với chế độ bản vị vàng. Ngoài ra còn có thể do tác động sâu sắc của chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đặc biệt đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929 – 1933. Do mức lạm phát cao ở các nước nhưng giá vàng vẫn được duy trì một cách bất hợp lý ở các mức giá áp dụng trong thời gian trước chiến tranh.

4.1.2.3. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ ba - Hệ thống Bretton Woods (1944 – 1971)

a. Những đặc trưng cơ bản

Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt đầu xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và thương mại quốc tế. Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) với sự tham gia của 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, đưa đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với tên gọi hệ thống Bretton Woods

Hệ thống tiền tệ mới được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch do đoàn đại biểu Mỹ đưa ra, theo đó hệ thống phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau

- Các tổ chức quốc tế: hợp tác trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định

- Chế độ tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái phải được ấn định cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng mất cân đối cơ bản.

- Dự trữ quốc tế: để giúp chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh hoạt động một cách có hiệu quả, các quốc gia cần tới một số lượng dự trữ quốc tế lớn, và vì vậy phải có sự gia tăng vàng và các nguồn dự trữ bằng tiền.

- Khả năng chuyển đổi của đồng tiền: vì sự hoà hợp về chính trị và lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc gia phải tham gia vào mọi hệ thống thương mại đa phương tự do, sử dụng các đồng tiền tự do chuyển đổi.

Hội nghị Bretton Woods đã đi đến thoả thuận thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và hệ thống tỷ giá Bretton Woods.

b. Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh

Hội nghị Bretton Woods đã thống nhất việc áp dụng một chế độ tỷ giá hối đoái có khả năng kết hợp những ưu thế của chế độ tỷ giá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, với tên gọi là chế độ tỷ giá hối đoái cố định có điều chỉnh.

Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh tương tự như chế độ bản vị vàng xét về khía cạnh xác định và duy trì tỷ giá hối đoái giao ngay trong ngắn hạn.

Theo thoả thuận ban đầu, đồng đô la Mỹ được coi là là đồng tiền chủ chốt được gắn giá trị với vàng với giá cố định 35 USD = 1 Auxơ (1auxơ = 31,1035 gam vàng nguyên chất Hay 1 USD = 0,888671 gam vàng)

Do vị trí thống trị của đồng đô la nên hệ thống này còn được gọi là chế độ bản vị vàng – đô la.

Như vậy trong chế độ này, về nguyên tắc vẫn còn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng tiền vẫn dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD đã trở thành cầu nối cho toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới đến với vàng.

c. Dự trữ quốc tế

Để nhằm cung cấp nguồn dự trữ quốc tế thích hợp với chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh, IMF xây dựng một hệ thống các hạn mức cho vay và hạn chế mức đóng góp đối với các thành viên.

Mỗi nước thành viên được hưởng một hạn mức cho vay nhất định (hạn mức này được xây dựng trên một công thức tính toán phức tạp thể hiện tầm quan trọng tương quan về tiềm năng kinh tế và quy mô thương mại). Việc xác định hạn mức cho vay được dựa vào quyền biểu quyết và khả năng vay của nước đó. Khi đó mỗi thành viên phải có trách nhiệm đóng góp đúng bằng hạn mức cho vay của quỹ.

Ngoài hình thức cấp vốn tín dụng thông thường, Quỹ còn sử dụng nhiều hình thức cấp vốn khác cho các nước thành viên nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nảy sinh. Nét chung của tất cả các hình thức cấp vốn này là quy mô các khoản tín dụng phụ thuộc vào hạn mức của các quốc gia đi vay.

Mọi hoạt động của hệ thống tiền tệ dựa trên nguyên tắc phối hợp hành động giữa các thành viên dưới sự điều hành từ một trung tâm là Mỹ.

d. Sự sụp đổ của chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton woods

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton woods là sự thất thoát ồ ạt nguồn vốn của Mỹ vào cuối năm 1970 và đầu 1971, do nhận định phổ biến rằng với mức thâm hụt cán cân thanh toán khổng lồ, Mỹ sẽ phá giá đồng đô la. Hơn thế nữa, cơ chế điều chỉnh này đã đem lại cho Mỹ nhiều lợi ích.

- Dự trữ không tương xứng: quy mô thương mại quốc tế tăng lên nhanh chóng trong những năm 50 – 60 của thế kỷ 20 gây nên những vận động tiền tệ lớn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải mua và bán khối lượng lớn USD để duy trì các tỷ giá hối đoái đã thoả thuận. Một số ngân hàng nhận thấy rằng dự trữ về USD và vàng hiện tại là không đủ đáp ứng nhu cầu trên

- Yêu cầu về điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo xu hướng lâu dài. Các tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu và nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất khác nhau giữa các nước đã gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ. Một số nước đã làm đơn xin phép thay đổi tỷ giá hối đoái của họ đã gây khó khăn cho sự cố định tỷ giá hối đoái

- Các cuộc khủng hoảng mang tính chất đầu cơ: khi đã rõ ràng rằng một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá hiện tại của nó, thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán những lượng tiền lớn theo dự đoán của sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương sẽ phải can thiệp chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.

Hơn thế nữa từ cuối những năm 50 trở đi, hàng hoá của Mỹ không còn hấp dẫn như trước nữa đã làm cho cán cân thanh toán quốc tế của Mỹ thường xuyên bị thiếu hụt, dự trữ vàng ngày càng suy giảm và nợ nước ngoài tăng lên đã làm cho đồng USD ngày càng mất giá nghiêm trọng

Sự mất giá liên tục của đồng USD đã làm cho nạn đầu cơ tiền tệ trên các thị trường hối đoái quốc tế tăng lên, bản thân các ngân hàng trung ương của các nước tư bản chủ nghĩa không đủ sức can thiệp để giữ cho USD theo nguyên tắc chế độ tỷ giá cố định. Tháng 8/191, trước sức ép mạnh mẽ của các nước tư bản, Mỹ buộc phải phá giá đồng USD (-7,89%) và tháng 3/1973, Mỹ buộc phải phá giá tiếp đồng USD lần thứ hai (-10%) để cứu nguy cho nạn

lạm phát đang diễn ra ở tất cả các nước làm cho chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woood hoàn toàn sụp đổ.

4.1.2.4. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư (hệ thống Giamaica)

a. Sự ra đời

Kể từ năm 1973, thế giới chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Các quốc gia thực hiện các biện pháp can thiệp trên thị trường ngoại hối để loại trừ những dao động tỷ giá ngắn hạn nhưng làm ảnh hưởng đến các xu hướng dài hạn của chúng

Vào năm 1976, hội nghị Uỷ ban lâm thời của IMF được triệu tập ở Giamaica và đã thông qua quyết định sửa đổi điều lệ của quỹ. Chế độ thả nổi tỷ giá có quản lý được chính thức thừa nhận. Các nước được quyền lựa chọn chế độ tỷ giá tuỳ ý với điều kiện không gây tác động tiêu cực tới các bạn hàng buôn bán và nền kinh tế thế giới. Hội nghị đã đưa ra dự thảo về một hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Năm 1978, cũng tại Giamaica, dự thảo này cùng với một loạt các điểm bổ sung khác được chính thức thông qua, đánh dấu sự ra đời của hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư - Hệ thống Giamaica

b. Những nguyên tắc hoạt động chủ yếu

Hệ thống tiền tệ mới khác căn bản với hệ thống Bretton woods về các nguyên tắc hoạt động chủ yếu. Trong hệ thống mới, vàng hoàn toàn bị loại khỏi thanh toán quốc tế, giá vàng chính thức bị bãi bỏ, không một đồng tiền nào còn nội dung vàng nữa, các giao dịch với vàng trong khuôn khỏ IMF bị cấm. Dự trữ vàng của quỹ đã được bán đi một phần để dùng cho các mục đích khác nhau. Hạn mức đóng góp tính bằng vàng (25%) cũng được bãi bỏ và chuyển sang tính bằng ngoại tệ

Kể từ năm 1974, các nguồn dự trữ và các giao dịch chính thức của IMF được tính bằng SDR, thay vì tính bằng đô la Mỹ như trước đây. Tuy vai trò của đồng đô la có bị giảm sút mạnh nhưng nó vẫn giữ được chức năng là phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu. Ngoài ra, cùng với một số đồng tiền khác, đồng đô la còn được dùng để xác định mức ngang giá chính thức đối với một số quốc gia trên thế giới. Đồng đô la vẫn là đồng tiền được dùng chủ yếu trong can thiệp tiền tệ trên thị trường hối đoái để điều chỉnh các dao động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống Giamaica là các nước hoàn toàn tự do lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với những mục tiêu chính của mình. Các nước không còn bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ duy trì các mức ngang giá đối với đồng tiền của mình và họ có quyền theo đuổi các chính sách kinh tế đối nội để tạo ra sự ổn định về kinh tế và tài chính. Các nước được kêu gọi không tiến hành các biện pháp phá giá mang tính cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế đối với các bạn hàng

Trong hệ thống mới, vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế được tăng cường. Ngoài các chức năng truyền thống,quỹ có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thế giới trong việc tư vấn cho các quốc gia cũng như các tập đoàn tài chính – công nghiệp lớn trên thế giới, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển, vấn đề cho vay để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, vấn đề tỷ giá thả nổi trên cơ sở bản vị SDR…

Một đặc điểm quan trọng của hệ thống tiền tệ quốc tế mới là cho phép tồn tại các khối tiền tệ thu hẹp. Một mặt các thành viên của các khối đó vẫn là những thành viên bình đẳng của hệ thống tiền tệ quốc tế, nhưng mặt khác giữa họ có những mối quan hệ đặc biệt phản ánh những mục tiêu riêng rẽ trong khối. Dẫn chứng cụ thể là sự ra đời của hệ thống tiền tệ Châu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w