- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các
Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu
4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoá
Ngày nay trong điều kiện lưu thông tiền giấy và tình trạng lạm phát tiền giấy đang trở thành phổ biến thì tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường. Sự tăng hay giảm của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
4.2.2.1. Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước
Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá ở hai nước đó có những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền đó bị phá vỡ, tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái
4.2.2.2. Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
Thu nhập quốc dân tăng lên hay giảm xuống, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống
4.2.2.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá
4.2.2.4. Những kỳ vọng (dự đoán) về tỷ giá hối đoái
Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quan trọng quyết định tỷ giá.
Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có liên quan rất chặt chẽ đến những kỳ vọng về biến động lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc gia