Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67)

- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các

Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu

3.4.2. Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua

a. Những kết quả đạt được

- Các dự án đầu tư đã và đang hướng vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Quy mô bình quân của một dự án đầu tư ngày càng lớn, trong đó có những dự án có số vốn hàng trăm triệu USD. Ví dụ: Dự án phát triển viễn thông (230 triệu USD), Nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 2-2 (400 triệu USD), Dự án Nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3 (412,8 USD), Dự án Trung tâm thương mại Sài Gòn (542 USD)...

- Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã đến đầu tư tại Việt Nam chứng tỏ môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn và đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động đầu tư quốc tế. - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã thâm nhập vào quá trình sản xuất, kinh doanh của nước ta. Cụ thể là, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần xây dựng một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ công nghệ cao, khai thác tốt hơn lợi thế của Việt Nam như công nghiệp dầu khí, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, viễn thông...Điều đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Các dự án FDI đã có những đóng góp đáng kể vào tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động Việt Nam.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách của Chính phủ và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định....

Tuy vậy, trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn có những tồn tại nhất định cần khắc phục.

b. Những mặt tồn tại

- Còn có nhiều dự án bị rút giấy phép trước thời hạn dẫn đến thua thiệt về lợi ích cho cả bên nước ngoài và bên Việt Nam.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra sự phát triển mất cân đối, không đồng bộ giữa các vùng, ngành, địa phương trong cả nước.

- Tỷ lệ góp vốn trong nhiều dự án liên doanh của bên Việt Nam chỉ xấp xỉ 30% đã gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý, dó đó dễ dẫn đến thiệt thòi cho Việt Nam.

- Một số hợp đồng liên doanh ở tình trạng bất hợp lý như: tiếp cận công nghệ lạc hậu với giá cao hơn giá thị trường, vai trò của bên Việt Nam bị lấn át, công nhân bị ngược đãi,...

- Một số văn bản, chính sách liên quan đến đầu tư trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít bất cập cần phải tiếp tục tháo gỡ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w