Ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 70)

- Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các

3.5.3.Ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế

Hình 3.4: Ảnh hưởng phúc lợi của thuế quan nhập khẩu

3.5.3.Ảnh hưởng phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế

Tương tự như phân tích ảnh hưởng đầu tư quốc tế đến các nước, ảnh hưởng phúc lợi của việc di chuyển lao động quốc tế đối với cả nước xuất cư và nhập cư có thể được phân tích dưới góc độ kinh tế học.

3.5.4.Các tác động của di chuyển lao động quốc tế

Di chuyển lao động quốc tế sẽ cân bằng được giá lao động giữa các nước. Các nước dư thừa lao động có giá nhân công rẻ sẽ được trả lương cao hơn ở các nước thiếu lao động. Các nước thiếu lao động thì giá vốn của họ rẻ, khi tiếp nhận lao động làm cho giá vốn của họ đắt hơn.

Khi nghiên cứu vấn đề di chuyển nguồn lao động giữa các quốc gia chúng ta cần xem xét một vấn đề thường được các quốc gia đang phát triển lo ngại là hiện tượng “chảy máu chất xám”. Đó là hiện tượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn cao không làm việc tại các đơn vị thuộc sở hữu của quốc gia mà làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tại quốc gia khác. Hiện tượng chảy máu chất xám gây tổn hại cho quốc gia ở những khía cạnh sau:

- Thứ nhất, quốc gia phải bỏ một lượng chi phí rất lớn và tốn thời gian để đào tạo, song lại không được sử dụng nguồn nhân lực này. Nói cách khác quốc gia tốn kém chi phí đào tạo nhưng người thụ hưởng lại là quốc gia khác

- Thứ hai, sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học bị ảnh hưởng do thiếu cán bộ khoa học làm cho quốc gia khó khăn trong đổi mới công nghệ

- Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng những ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động có trình độ cao

- Thứ tư, ngành giáo dục đào tạo nhân lực của quốc gia cũng khó khăn do mất đi những cán bộ khoa học đầu đàn, những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực

Một trong những lý do giải thích tình trạng chảy máu chất xám, đặc biệt ở các nước đang phát triển là do số lao động có trình độ cao không được bố trí công việc đúng với vị trí ngành nghề (làm trái nghề, không đúng chuyên môn được đào tạo…) do thị trường lao động chưa phát triển. Thứ hai, tiền công trả cho người lao động quá thấp, cuộc sống khó khăn buộc

họ phải ra đi, kết quả là quốc gia bị mất dần đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề mà quốc gia đã phải tốn công đào tạo.

Một thực tế ở các nước đang phát triển là chất lượng lao động bị giảm đi rõ rệt do đội ngũ người di cư gồm đa số là lao động trẻ, khoẻ và có tay nghề cao, nhanh nhạy linh hoạt với công nghệ, thông tin mới… Tất nhiên những người đi lao động nước ngoài có cơ hội để học tập, tiếp cận nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, rèn luyện kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp, có thu nhập cao hơn trong nước, hiểu biết thêm các nền văn hoá, tạo việc làm cho lao động trong nước…

Để chống lại xu hướng chảy máu chất xám này, quốc gia cần phải có những chính sách trọng nhân tài phù hợp cho người lao động nhất là lao động được đào tạo với trình độ khoa học kỹ thuật cao, công nhân kỹ thuật lành nghề thông qua những chính sách hỗ trợ lương, nhà ở, môi trường làm việc, học tập…

Tình trạng chảy máu chất xám thường được luật pháp của quốc gia nhập cư khuyến khích (như Mỹ, Anh). Các bộ luật này khuyến khích sự di cư của lao động có chuyên cao, nhưng nói chung là cản trở nhiều đối vpới việc di cư của những người không có trình độ chuyên môn.

Việc di chuyển quốc tế về lao động ít nhiều có tính thường xuyên. Các quyết định di cư có thể là vĩnh viễn hoặc không. Với việc thống nhất và mở rộng EU, người lao động được di chuyển tự do trong các nước thành viên. Một số nước đã bỏ thủ tục cấp thị thực nhập cảnh theo các hiệp định hoặc các thoả thuận song phương hoặc đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và công dân nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư và đầu tư lâu dài…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 70)