Quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ tiền tệ Quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 125)

Việt Nam tham gia Quỹ tiền tệ Quốc tế trên cơ sở kế thừa vị trí thành viên Quỹ tiền tệ Quốc tế từ Chính quyền Sài Gòn vào tháng 9/1976. Với tư cách là thành viên trong IMF, Việt Nam được kế thừa quyền sở hữu số vàng và ngoại tệ do chính quyền Sài Gòn góp vào Quỹ tiền tệ Quốc tế từ trước năm 1975. Mức vốn góp đăng ký của Việt Nam lúc đó là 314 triệu USD, chiếm 0,12% tổng số của Quỹ tiền tệ Quốc tế, trong đó 75% góp bằng đồng Việt Nam và 25% góp bằng đồng SDR. Trong quan hệ tài chính, Việt Nam được quyền vay các khoản tín dụng có lãi suất thấp để khôi phục và phát triển nền kinh tế của mình.

Tháng 3/1989, Việt Nam và Quỹ tiền tệ Quốc tế đã thoả thuận chương trình điều chỉnh kinh tế, thoả thuận các biện pháp hợp tác, khoanh số nợ quá hạn là 140 triệu USD và trả những khoản nợ phát sinh từ năm 1989. Tháng 10/1993, với sự giúp đỡ của nhóm hỗ trợ, Việt Nam đã trả xong số nợ của Quỹ tiền tệ Quốc tế và ngày 10/11/1993, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã đồng ý cho Việt Nam vay theo thể thức vay dự phòng khoản tiền 206 triệu USD với thời hạn 5 năm và vay theo thể thức chuyển đổi hệ thống số tiền 17 triệu USD trong thời hạn 5 năm với lãi suất thị trường.

c. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

ADB chính thức hoạt động từ ngày 19/12/1966 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng hợp tác kinh tế châu Á họp tại Ma-ni-la (phi-lip-pin) với sự bảo trợ của Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP). Trụ sở của ADB bao gồm các nước châu Á như Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam,...và các nước ở các châu lục khác như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức,...

- Cho vay vốn và đầu tư phát triển kinh tế của các nước hội viên châu Á đang phát triển

- Trợ giúp kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện các dự án, chương trình phát triển và công tác tư vấn

- Tăng cường đầu tư vốn cho Nhà nước và tư nhân vì mục đích phát triển

- Đáp ứng yêu cầu trợ giúp bằng cách phối hợp chính sách và kế hoạch phát triển của các nước hội viên

Vốn góp của ADB có 2 dạng chủ yếu là vốn thực đóng và vốn chờ gọi trong đó vốn chờ gọi của ADB chiếm tỷ trọng đáng kể. Việc tăng vốn pháp định của ADB phải được Hội đồng thống đốc thông qua bằng thủ tục bỏ phiếu. Khi có 2/3 số Thống đốc đại diện cho ¾ số phiếu bầu chấp thuận thì việc tăng vốn mới có hiệu lực. Các hội viên không được tăng vốn góp của mình để làm giảm số vốn góp của các nước trong khu vực xuống dưới 60% tổng số vốn của ADB.

Quyền bỏ phiếu của hội viên ADB gồm có 2 phần:

- Số phiếu cơ bản là số phiếu mà mỗi hội viên được nhận như nhau nhằm bảo đảm quyền lợi tối thiểu của họ.

- Số phiếu gia tăng là số phiếu có số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng vốn góp của mỗi hội viên.

Nguồn vốn của ADB có 2 loại là nguồn vốn thông thường và Quỹ đặc biệt. Nguồn vốn thông thường là vốn góp của các hội viên, các khoản dự trữ, thu nhập chưa chia của Ngân hàng và vốn đi vay. Nguồn vốn thông thường chiếm khoảng 2/3 tổng mức cho vay của ADB chủ yếu dành cho các nước đang phát triển. Lãi suất của nguồn vốn này cố định và được tính ở thời điểm ký kết hiệp định vay vốn cho tới khi hoàn trả. Lãi suất áp dụng trên cơ sở lãi suất biến động theo phương pháp “rổ tiền vay” và được điều chỉnh 2 lần trong 1 năm theo mức biến động của chi phí trung bình các khoản đi vay của ngân hàng 6 tháng trước đó. Quỹ đặc biệt do các nước hội viên có nền kinh tế phát triển đóng góp cho các nước đang phát triển vay theo điều kiện ưu đãi trên cơ sở mức thu nhập bình quân thấp. Quỹ đặc biệt có 3 loại là Quỹ phát triển châu Á (ADF), Quỹ trợ giúp kỹ thuật (TASF), Quỹ đặc biệt của Nhật Bản (JSF).

Chính sách cho vay của ADB được thực hiện theo trình độ phát triển của các nước hội viên và ưu đãi phát triển theo ngành trong nền kinh tế. Đối với những nước kém phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến động kinh tế thế giới, có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD họ được ưu tiên vay ở quỹ đặc biệt. Ngoài ra, các nước này có thể vay ở nguồn vốn thông thường. Đối với các nước có trình độ phát triển trung bình, có khả năng phát triển nhưng cần sự trợ giúp từ bên ngoài, họ có thể vay vốn từ nguồn vốn thông thường và một phần ở Quỹ đặc biệt. Đối với các nước có thu nhập cao chỉ được vay vốn ở nguồn vay thông

thường theo lãi suất thị trường. Đối với các ngành được ưu tiên phát triển, ADB quan tâm hàng đầu đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thủy lợi, chăn nuôi, lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Việt Nam là thành viên của ADB. Thời gian qua, Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều khoản cho vay của ADB để nâng cấp cơ sở hạ tầng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, ADB còn trợ giúp Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong việc củng cố công tác hoạch định chính sách.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w