Nguyêntắc của Diễn đàn hợp tác Châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 108)

- Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa

c. Nguyêntắc của Diễn đàn hợp tác Châu Á– Thái Bình Dương

Hoạt động của APEC được điều tiết bởi 4 nguyên tắc chủ đạo, áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên, không có trường hợp ngoại lệ, miễn trừ nào.

- Nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau - Nguyên tắc hỗ trợ và hai bên cùng có lợi

- Nguyên tắc quan hệ đối tác chân thành và theo tinh thần xây dựng - Nguyên tắc mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung

Trong quá trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, những nguyên tắc chủ đạo trên đây đã được cụ thể hóa thành những nguyên tắc cơ bản sau:

* Đối với hàng hoá và dịch vụ

- Nguyên tắc toàn diện: Theo nguyên tắc này, quá trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của các quốc gia thuộc diễn đàn sẽ được tiến hành một cách toàn diện ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm đạt tới mục tiêu khu vực mậu dịch tự do.

- Nguyên tắc phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới: Nguyên tắc này đòi hỏi các quy định của diễn đàn được xây dựng trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới. Các quy định của tổ chức thương mại thế giới đóng vai trò kim chỉ nam cho các hoạt động của diễn đàn, các biện pháp tự do hoá thương mại và đầu tư áp dụng trong khuôn khổ diễn đàn phải phù hợp với những quy định và cam kết của Tổ chức thương mại thế giới.

- Nguyên tắc đảm bảo tính tương xứng (đồng đều) Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên trong diễn đàn phải bảo đảm tính tương xứng trong việc thực hiện tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, trên cơ sở xem xét một cách thích đáng mức độ tự do hoá và thuận lợi hoá đã đạt được ở mỗi quốc gia trong tiến trình này.

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia thành viên trong Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương sẽ áp dụng, hoặc cố gắng áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên và cả với các quốc gia không phải thành viên, trong tiến trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Các kết quả thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư không những sẽ được áp dụng cho các quốc gia thành viên, mà cả với các quốc gia không phải là thành viên của diễn đàn.

- Nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch hoá: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi luật lệ, chính sách hiện hành tại các quốc gia thành viên trong Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương phải được công khai, minh bạch hoá, phải bảo đảm tính công khai của các luật lệ, chính sách.

- Nguyên tắc lấy mức bảo hộ hiện tại làm cơ sở chỉ tiến hành giảm, không tăng thêm các biện pháp bảo hộ (nguyên trạng) Các quốc gia thành viên của diễn đàn luôn phải tuân thủ mức bảo hộ dã được thoả thuận hiện tại, không tăng hoặc giảm các biện pháp bảo hộ, đảm bảo sự công bằng trong đối xử giữa các quốc gia thành viên.

- Nguyên tắc vận dụng linh hoạt trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư: Nguyên tắc này đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt các quy định của diễn đàn cho các các quốc gia thành viên trong tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Do trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương không tương đồng với nhau, vì vậy không thể áp dụng tiến trình tự do hoá một cách cứng nhắc, mọi quốc gia đều áp dụng các biện pháp tự do hoá thương mại và đầu tư theo phương thức và thời hạn như nhau.

- Nguyên tắc tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư: Nguyên tắc này đòi hỏi tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư phải được tất cả các quốc gia thành viên đồng loạt triển khai, thực hiện liên tục và hoàn thành vào những mốc thời gian biểu khác nhau.

- Nguyên tắc hợp tác : Nguyên tắc này chủ trương tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật để thúc đẩy tiến trình tăng trưởng kinh tế cân đối và bền vững trong các quốc gia thành viên, góp phần thực hiện các mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư đã nêu trong phạm vi diễn đàn.

* Đối với lĩnh vực đầu tư

- Nguyên tắc công khai: Các thành viên phải công bố tất cả các luật lệ quy định và chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Các thành viên đối xử với các nhà đầu tư từ bất kỳ một nền kinh tế nào không kém ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư bất kỳ của nền kinh tế nào khác có cùng hoàn cảnh trong việc thành lập, mở rộng và thực hiện các khoản đầu tư không gây tổ hại đến nghĩa vụ và các nguyên tắc quốc tế có liên quan

- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: Các thành viên sẽ đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước như các nhà đầu tư trong nước có cùng hoàn cảnh trong việc hình thành, mở rộng thực hiện và bảo hộ các khoản đầu tư

- Nguyên tắc khuyến khích đầu tư: Các thành viên sẽ không nới lỏng các quy định về sức khoẻ, an toàn và môi trtrường để khuyến khích đầu tư nước ngoài.

- Nguyên tắc yêu cầu về hoạt động: Các thành viên sẽ không trưng thu các khoản đầu tư nước ngoài hay thực hiện những biện pháp có hậu quả tương tự, trừ trường hợp vì những mục đích xẫ hội phù hợp với luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế và phải bồi thường một cách đầy đủ

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp được giải quyết thông qua hoạt động tư vấn và đàm phán giữa các bên tranh chấp. Nếu tranh chấp không giải quyết được thì sẽ thông qua thủ tục trọng tài phù hợp với các cam kết quốc tế của các thành viên hoặc thông qua cơ chế trọng tài mà hai bên chấp nhận

- Nguyên tắc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các doanh nhân: Những nhân viên kỹ thuật và quản lý nước ngoài được phép nhập cảnh và lưu trú tạm thời với mục đích tham gia vào các hoạt động liên quan đến đầu tư theo quy định và luật lệ phù hợp

- Nguyên tắc chuyển tiền về nước và chuyển đổi ngoại tệ: Cho phép chuyển đổi tự do và nhanh chóng các khoản tiền liên quan đến đầu tư nước ngoài như lợi nhuận, cổ tức, phí bản quyền, tiền trả nợ và tiền thanh lý tài sản.

- Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần: Các thành viên sẽ tránh đánh thuế hai lần liên quan đến các khoản đầu tư nước ngoài

- Nguyên tắc về thái độ của các nhà đầu tư: Để các khoản đầu tư được tiến hành dễ dàng, các nhà đầu tư cần phải tuân thủ các luật lệ, quy định, chỉ thị hành chính và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư cũng như các nhà đầu tư trong nước phải tuận thủ theo các luật lệ và quy định này.

- Nguyên tắc loại bỏ trở ngại đối với xuất khẩu vốn: Các thành viên đồng ý giảm thiểu những hàng rào thể chế và luật lệ đối với luồng vốn đầu tư di chuyển ra nước ngoài.

d. Cơ cấu tổ chức của APEC

APEC có các cơ quan sau đây:

- Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC - Hội nghị Bộ trưởng APEC

- Hội nghị Quan chức cao cấp - Ban Thư ký APEC

- Ủy ban Ngân sách và Quản trị - Ủy ban Thương mại và Đầu tư

- Ủy ban Kinh tế - Nhóm doanh nhân

- Hội đồng tư vấn doanh nghiệp - Các nhóm Công tác và các nhóm Đặc

trách

Khi tham gia vào APEC, các nước đều phải xây dựng chương trình hành động cụ thể của mình phù hợp với các cam kết giữa các nước.

Việt Nam trở thành thành viên của APEC tháng 11 năm 1998. Quá trình này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với một thị trường khu vực rộng lớn, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và gia tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của quá trình tham gia này, Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách và quy định để tương thích với các quy định của APEC. Đồng thời việc đào tạo đội ngũ cán bộ, chuẩn bị thực lực về kinh tế cũng là những yếu tố quan trọng để Việt Nam thực hiện tốt những cam kết với các thành viên trong APEC.

5.2.2.4. Các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế: WTO (Tổ chức thương mại thế giới), IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và ADB (Ngân hàng phát triển châu Á)

a. Tổ chức thương mại thế giới

* Quá trình hình thành và phát triển

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995, có trụ sở tại Geneva Thuỵ Sỹ. WTO kế thừa và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

GATT là một hiệp định quốc tế, ra đời sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, theo đuổi một mục tiêu quan trọng là giảm hàng rào thương mại giữa các quốc gia.

Ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký "Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời", có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi. Mặc dù chỉ là tạm thời, GATT trở thành công cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995, khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời.

Từ năm 1947 đến khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, do thương mại quốc tế không ngừng phát triển nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung vào nhiều lĩnh vực khác như: xây dựng các hiệp định thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, cơ chế giải quyết tranh chấp…

Năm vòng đàm phán đầu tiên chủ yếu tập trung vào đàm phán giảm thuế quan. Bắt đầu từ Vòng đàm phán Kenedy, nội dung của các vòng đàm phán mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Vòng đàm phán cuối cùng - Vòng Uruguay - đã mở rộng nội dung sang hầu hết các lĩnh vực của thương mại bao gồm: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... và cho ra đời một tổ chức mới thay thế cho GATT - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80, đầu 90, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình.

Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải

thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là, cuối Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Ngày 1/1/1995, GATT đã được chuyển thành một tổ chức mới, đó là Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc chuyển đổi này dẫn tới GATT trở thành một tổ chức với các thành viên tham gia có trách nhiệm quản lý các quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Các nghĩa vụ của GATT vẫn là nội dung chính của WTO. Tuy nhiên, các hiệp định của WTO đòi hỏi các thành viên phải tôn trọng triệt để, không chỉ các quy định của GATT, mà còn các hiệp ước đã được đàm phán trước đó.

Tổ chức thương mại thế giới là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới cùng với Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Việt Nam được quyết định công nhận vào WTO ngày 1/10/2006 và kết nạp chính thức ngày 11/1/2007

* Cơ cấu tổ chức - Hội nghị Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.

- Đại Hội đồng

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.

+ Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.

+ Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).

+ Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.

- Các Hội đồng Thương mại

Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác.

- Các Ủy ban và Cơ quan

Dưới các hội đồng là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. + Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w