- Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa
a. Hiệp hội các nước Đông Na mÁ (ASEAN)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8/8/1967, tại Bangkok (thủ đô Thái Lan) các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cho Chính phủ của 5 quốc gia Đông Nam á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã họp mặt và đi đến ký kết một văn kiện quan trọng, Bản Tuyên bố Bangkok, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN).
ASEAN ra đời trong bối cảnh nội bộ từ các nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt và các nước Đông Nam Á tham gia vào cuộc chiến. Đồng thời, các nước Đông Nam Á phải xử lý nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế trong từng nước và cả xung đột trong quan hệ giữa các nước với nhau. Trước bối cảnh đó, ASEAN ra đời để đối phó với những khó khăn bên trong và thách thức bên ngoài.
Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân
phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (Đông Timo chưa kết nạp).
Trong nội dung của Tuyên Bố Bangkok, các mục tiêu và mục đích của Hiệp hội được xác định là hợp tác để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực có mối quan tâm và quyền lợi chung của tất cả các nước trong khu vực:
“Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần công bằng và phối hợp nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng hoà bình và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam á.”
Có thể nói, ngay từ khi ra đời, ASEAN đã hoạch định phạm vi liên kết của mình không chỉ ở các nước sáng lập viên, mà cả ở tất cả các nước khác trong khu vực, xác định mục tiêu một mái nhà chung của tất cả các nước Đông Nam á, một khu vực đoàn kết gắn bó để cùng chung sống hoà bình, thịnh vượng. Hiện nay đay được coi là khu vực tăng trưởng cao nhất thế giới. Những nước có nền kinh tế phát triển nhất trong hiệp hội là Singapore, Malaysia, Thái Lan. Hiệp hội các nước ASEAN có vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nền kinh tế thế giới
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cho đến nay kỳ vọng này đã trở thành hiện thực với sự hội tụ của đầy đủ 10 quốc gia trong ASEAN Các thành viên.
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập: 1. Cộng hoà Indonesia ngày 8 tháng 8 năm 1967
2. Liên bang Malaysia ngày 8 tháng 8 năm 1967 3. Cộng hoà Philippines ngày 8 tháng 8 năm 1967 4. Cộng hòa Singapore ngày 8 tháng 8 năm 1967 5. Vương quốc Thái Lan ngày 8 tháng 8 năm 1967 6. Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)
7. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) 8. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) 9. Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
10. Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) 11. Hai quan sát viên và ứng cử viên:
12. Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. 13. Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN
* Mục đích thành lập
Ngay từ khi thành lập, 7 mục tiêu của ASEAN đã được chỉ rõ trong tuyên bố Băng Cốc ngày 8/8/1967 tại hội nghị ngoại trưởng 5 quốc gia Đông Nam Á (Malaisia, Inđônêsia, Thái Lan, Xingapo, Philippin) những mục tiêu mà ASEAN đạt tới có thể khái quát như sau:
1- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
2- Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc.
3- Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và trợ giúp nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kỹ thuật và hành chính.
4- Trợ giúp lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5- Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng quan hệ buôn bán kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống cho nhân dân các quốc gia trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
6- Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á
7- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ trên cơ sở cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực có tôn chỉ và mục đích tương đồng và tìm kiếm các giải pháp nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này.
Các quốc gia thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đều cho rằng sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trong hiệp hội sẽ đem lại lợi ích chung cho mọi quốc gia, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho việc gìn giữ hoà bình ổn định và phồn vinh trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á.
* Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ASEAN gồm có các cơ quan sau đây:
- Các cơ quan hoạch định chính sách bao gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng các ngành khác, Hội nghị liên Bộ trưởng, Tổng thư ký ASEAN, Cuộc họp các quan chức cao cấp, cuộc họp các quan chức cao cấp khác, cuộc họp tư vấn chung.
- Các ủy ban của ASEAN gồm có Ủy ban thường trực ASEAN, các ủy ban hợp tác chuyên ngành. - Các Ban thư ký ASEAN gồm có Ban thư ký ASEAN quốc tế và Ban thư ký ASEAN quốc gia
Ngoài ra còn có các cơ chế hợp tác với nước thứ ba bao gồm Hội nghị sau Bộ trưởng, cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại và ủy ban ASEAN ở nước thứ ba.
* Những nguyên tắc hoạt động chủ yếu
- Các nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN
Trong quan hệ giữa các quốc gia, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhấn mạnh yêu cầu luôn tuân thủ 6 nguyên tắc chính đã được nêu trong hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (hiệp ước Bali), ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất tại Bali năm 1967 là:
+ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc.
+ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình. + Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực
+ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN ký năm 1992 đã bổ sung thêm 3 nguyên tắc cơ bản trong hợp tác kinh tế:
+ Các quốc gia thành viên sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác kinh tế với quan điểm hướng ngoại sao cho sự hợp tác đó đóng góp vào thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu.
+ Các quốc gia thành viên sẽ tuân thủ nguyên tắc cùng có lợi trong việc thực hiện các biện pháp hoặc sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác ASEAN
+ Tất cả các quốc gia thành viên sẽ tham gia thoả thuận kinh tế ASEAN - Các nguyên tắc điều phối hoạt động
+ Nguyên tắc đồng thuận: Mọi quyết định quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi tất cả các thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài,
nhưng bảo đảm được lợi ích quốc gia của tất cả các thành viên. Đây là nguyên tắc được áp dụng tại tất cả các cuộc họp ở mọi cấp và mọi vấn đề của ASEAN
+ Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc này được thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất các nước thành viên ASEAN không kể giàu nghèo, lớn hay bé đều bình đẳng như nhau trong việc thực hiện các nghĩa vụ và chia sẽ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được tổ chức trên cơ sở luân phiên, các chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm tổ chức cũng được phân đều cho các nước thành viên theo thứ tự chữ cái tên nước a,b,c của tiếng Anh.
+ Các nguyên tắc khác:
Bên cạnh các nguyên tắc làm nền tảng và nguyên tắc điều phối nêu trên. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á còn được tổ chức hoạt động trên cơ sở nhiều nguyên tắc khác như: Nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc không đối đầu, nguyên tắc thân thiện, nguyên tắc không tuyên truyền tố cáo lẫn nhau qua báo chí, nguyên tắc giữ gìn đoàn kết trong hiệp hội và giữ gìn bản sắc chung của hiệp hội.
b. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
* Những đặc điểm chung
Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN được ký kết tháng 1/1992 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 ở Singapore. Hiệp định ra đời là kết quả tất yếu của sự tăng cường về hợp tác kinh tế thương mại trong ASEAN và do những nguyên nhân cơ bản sau: - Việc tiến hành công nghiệp hoá đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán giữa các quốc gia ASEAN. Những rào cản của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển đã cản trở sự gia tăng hợp tác kinh tế và thương mại của các nước ASEAN
- Các quốc gia ASEAN ngày càng có nhiều sự cạnh tranh mới về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế ASEAN phải đối đầu với những thách thức mới, một mặt từ phía những tổ chức kinh tế quốc tế có quy mô, tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế vượt trội các quốc gia ASEAN như Liên minh Châu Âu, Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ... Nhưng mặt khác, từ phía các quốc gia với chính sách mở cửa rộng rãi với lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực như Trung Quốc, Liên Bang Nga, Các quốc gia Đông Âu... Đây là một nhân tố quan trọng thúc đẩy việc hình thành khu vực mậu dịch tự do trong các nước ASEAN, để cải thiện thế cạnh tranh trong khối ASEAN, để thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngoài và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
* Các mục tiêu cơ bản của Khu vực tự do thương mại ASEAN
- Tiến hành tự do hoá thương mại trong nội bộ ASEAN trên cơ sở loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- Tiến hành thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường khu vực bằng cách tạo dựng một khối thị trường thống nhất.
- Làm cho ASEAN thích nghi hơn nữa với điều kiện của nền kinh tế thế giới đang diễn ra những thay đổi mạnh mẽ cùng với xu hướng tự do hoá nền kinh tế trong thương mại thế giới. Mặt khác, trợ giúp cho các quốc gia thành viên ASEAN thích ứng với chế độ thương mại đa biên đang tăng lên nhanh chóng.
* Cơ chế và đặc trưng về tổ chức của tiến trình thực hiện AFTA
Để thực hiện thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ngày 8/1/1992, các bộ trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore đã cùng ký hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CFPT); Hiệp định CFPT gồm 10 điều và sau đó được sửa đổi tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 ở Băng cốc (Thái Lan) để định lại lịch trình giảm thuế từ 15 năm xuống 10 năm và đưa các sản phẩm nông nghiệp vào nội dung của hiệp định.
Hiệp định CFPT về thực chất là một thoả thuận giữa các quốc gia thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn 0 – 5% thông qua “Cơ cấu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung”, đồng thời loại bỏ những hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 năm, bắt đầu từ ngày 1/1/1993 đến ngày 1/1/2003.
Hiệp định này áp dụng đối với mọi loại sản phẩm công nghiệp chế biến, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Tuy nhiên, nhấn mạnh cho các mặt hàng công nghiệp chế biến là đối tượng chủ yếu được hưởng các ưu đãi của chương trình giảm thuế quan.
Việc cắt giảm thuế quan cho những mặt hàng này sẽ áp dụng theo một lịch trình cụ thể theo hai kênh giảm nhanh và giảm thông thường đồng tuyến, nghĩa là trong vòng từ 7 – 10 năm, phải đưa được khoảng 90% trong số hơn 40.000 dòng thuế của các quốc gia thành viên ASEAN xuống mức thuế dưới 5% vào năm 2000 và sau đó sẽ đưa mức thuế quan bình quân của toàn khối ASEAN vào năm 2003 xuống còn khoảng 2,63%.
*. Tác động của việc tham gia AFTA đến nền kinh tế Việt Nam
- Việt Nam chính thức gia nhập AFTA từ ngày 1/1/1996. Khi tham gia vào AFTA có ba loại chủ thể chịu tác động là nhà nước, doanhnghiệp và người tiêu dùng. Sự tác động của việc tham gia vào AFTA của 3 chủ thể này rất khác nhau
- Thứ nhất, đối với nhà nước, nguồn thu thuế xuất - nhập khẩu bị giảm xuống nếu việc tham gia vào AFTA không làm tăng khối lượng buôn bán đến mức số lượng thuế thu được do tăng doanh thu không bù đắp được việc cắt giảm thuế quan
- Thứ hai, các doanh nghiệp chịu hia loại tác động ngược chiều là tăng được khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn do xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- Thứ ba, người tiêu dùng được lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn. Họ được quyền lựa chọn lớn hơn và mức độ thoả mãn trong tiêu dùng cao hơn.
Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tác động đến các doanh nghiệp có tính chất hai mặt. Thứ nhất, các doanhnghiệp chịu sức ép cạnh tranh quốc tế khu vực do đó phải đổi mới toàn diện và vươn lên được trong cạnh tranh. Thứ hai, các doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu không đủ khả năng vươn lên trong cạnh tranhquốc tế. Đây chính là yếu tố làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước và cơ cấu kinh tế dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của các quốc gia trong AFTA sẽ được hìnhthành. So với tác động đến ngân sách quốc gia, việc thành lập AFTA gây ra những tác động đến cơ cấu kinh tế thích hợp và tạo điều kiện thay đổi vị thế của Việt Nam trong khu vực một cách nhanh chóng. Đây là yếu tố tác động có tính chất lâu dài và cơ bản đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Tác động của việc tham gia vào AFTA đến nền kinh tế Việt Nam có thể xem xét ở các khía cạnh khác như sau: