KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 106)

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở các lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học; trên cơ sở các lý luận phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của trường THPT các đặc trưng về quản lý trường THPT trong giai đoạn hiện nay; đề tài định ra được các lĩnh vực quản lý chủ yếu của CBQL trường THPT và từ đó đi đến nhận diện các nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Tiếp đó đề tài đã phân tích được các yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

Qua thực tế quản lý và qua khảo sát có thể nhận thấy: Thực trạng chất lượng CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay còn thấp hơn so với yêu cầu chung; các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định vẫn còn có những khiếm khuyết nhất định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng CBQL trường THPT của tỉnh Nam Định chưa cao so với yêu cầu mới là chưa có các biện pháp khả thi, đồng bộ để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định.

Căn cứ vào những luận cứ về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT; căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định, đề tài đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay như sau:

Biện pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THPT;

Biện pháp 2: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn

nhiệm CBQL;

Biện pháp 3: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các đội ngũ CBQL trường THPT;

Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT theo hướng chuẩn hóa;

Biện pháp 5: Bổ sung, hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng,

kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên CBQL;

Biện pháp 6: Thực hiện phân cấp, đề cao vai trò tự chủ của các trường THPT.

Qua việc xin ý kiến chuyên gia, tác giả đề tài nhận thấy các biện pháp trên là cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu triển khai thực hiện tốt các biện pháp nêu trên sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)