Thách thức trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trườngTHPT tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 74)

23. Kiểm tra đánh giá 22 16 166 8,

2.5.4. Thách thức trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trườngTHPT tỉnh Nam Định

ngũ CBQL ở các trường THPT là những người có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THPT của tỉnh Nam Định.

2.5.4. Thách thức trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định Nam Định

Công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THPT của tỉnh Nam Định bên cạnh những thời cơ kể trên có những thách thức sau:

Việc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay đòi hỏi người CBQL giáo dục phải đổi mới tư duy, thường xuyên cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

Xu thế hiện nay đang thực hiện phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường, đòi hỏi người CBQL giáo phải được trang bị những kỹ năng cần thiết để quản lý các mặt công tác được giao.

Giáo dục tỉnh Nam Định cũng có những tồn tại và hạn chế chung của nền giáo dục Việt Nam đó là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa cao, công tác quản lý giáo dục còn có những yếu kém và bất cập.

Kinh tế của tỉnh tuy có bước phát triển nhưng chưa ổn định và bền vững, đời sống của nhân dân còn khó khăn, việc huy động nguồn vốn đầu tư cho GD&ĐT có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

Do phát triển kinh tế chưa mạnh nên việc thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh gặp nhiều khó khăn, nguồn giáo viên tuyển hàng năm chất lượng chưa cao (do sinh viên tốt nghiệp hàng năm ở lại Hà Nội công tác), ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, tạo nguồn CBQL.

Đội ngũ CBQL cao tuổi ở các trường THPT tỉnh Nam Định chiếu tỉ lệ cao, nhiều CBQL ngại đi đào tạo, bồi dưỡng, một số người sắp nghỉ chế độ không có nhu cầu bồi dưỡng thêm, chấp nhận với hiện tại đang có.

Nhận thức của một bộ phận CBQL trường THPT chưa cao về yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, từ đó việc tổ chức thực hiện và triển khai lúng túng, máy móc.

Yêu cầu cán bộ quản lý nâng cao chất lượng quản lý nhưng chưa có chế tài, chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng.

Công tác phát triển một mặt đòi hỏi bổ nhiệm đủ định biên cán bộ quản lý trường học một mặt chưa làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ quản lý hợp lý.

Trong thực hiện các chính sách, chế độ còn bị vướng mắc bởi thủ tục hành chính rườm rà, bất cập. Việc thực hiện phân cấp quản lý của tỉnh chưa toàn diện, về tài chính vẫn còn cơ chế "xin - cho". Quản lý bộ máy, quản lý nhân sự vẫn còn tập trung ở các cơ quan quản lý, chưa phân quyền cho các trường học.

Tiểu kết chƣơng 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Nam Định, chúng tôi thấy: Trong những năm qua công tác này cũng đã được quan tâm, thực hiện, có những mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lượng, chất lượng ngày được nâng lên. Tuy nhiên công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THPT của tỉnh vẫn còn những điểm hạn chế, có những mặt yếu như đã đánh giá ở trên. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Nam Định, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường THPT nói riêng.

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)