Đánh giá chung chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THPT tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 62)

23. Kiểm tra đánh giá 22 16 166 8,

2.4.5. Đánh giá chung chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THPT tỉnh Nam Định

Nam Định

Sau khi có các số liệu khảo sát về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định chúng tôi có những nhận định chung như sau:

2.4.5.1. Những điểm mạnh

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cấp THPT tỉnh Nam Định.

hết đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT luôn gương mẫu và được quần chúng và nhân dân tín nhiệm. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhìn chung là đủ so với định mức.

Hàng năm, được sự quan tâm của UBND tỉnh Nam Định, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, Sở GD&ĐT đã cử cán bộ quản lý đi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; tạo các điều kiện để cán bộ quản lý có điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm mở rộng tầm nhìn phục vụ thiết thực cho công tác quản lý giáo dục.

Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững và thực hiện tốt các văn bản, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có năng lực tổ chức và sử dụng cán bộ, giáo viên trong đơn vị; đồng thời có sự am hiểu các quy định về quản lý tài chính, kinh phí nói riêng; biết huy động các nguồn lực trong cộng đồng, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường; biết tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, gương mẫu trong học tập và lao động; một số cán bộ quản lý có uy tín trong chuyên môn và có khả năng hỗ trợ sư phạm cho đồng nghiệp.

2.4.5.2. Những điểm yếu

Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nói chung còn yếu về trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý trường học. Công tác quản lý nhà trường vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu thông tin cập nhật về xu thế đổi mới trong giáo dục hiện nay.

Một bộ phận cán bộ quản lý công tác lâu năm do không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, cải tiến phương pháp quản lý nên hiệu quả công tác thấp, chưa bắt nhịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Kỹ năng quan hệ giao tiếp còn nhiều hạn chế, chưa chủ động liên hệ phối hợp với các cấp các ngành, địa phương cùng nhau quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm một cách đúng mức, trong nội bộ trường học vẫn còn hiện tượng bao che khuyết điểm, những hành vi vi phạm về quy chế chuyên môn, nội quy,….chưa được xử lý kịp thời.

Kỹ năng lập kế hoạch còn nhiều lúng túng, một số cán bộ quản lý năng lực quản lý còn hạn chế, chưa được qua các lớp bồi dưỡng về quản lý nên còn bỡ ngỡ trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo chưa sát với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương một cách hiệu quả nhất.

Hiểu biết về quản lý tài chính trong nhà trường còn mức độ, có lúc chưa kiểm soát và điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của đơn vị.

Năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác đối với cán bộ, giáo viên trong nhà trường còn nhiều bất cập và lúng túng; có khi chưa đúng các văn bản chỉ đạo, đây là khâu quan trọng trong việc chấn chỉnh kỷ cương nền nếp và tạo nên chất lượng thực chất trong nhà trường.

2.4.5.3 Nguyên nhân của những yếu kém

Các cấp quản lý giáo dục, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Sở GD&ĐT chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. Công tác quy hoạch, kế hoạch còn mang tính hình thức; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đổi mới, chưa đồng bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thường xuyên cập nhật, kỹ năng bồi dưỡng chưa sát thực tế.

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, lực lượng cán bộ nguồn còn mỏng nên chưa có những giải pháp thiết thực, khả thi để xây dựng và phát triển đội ngũ.

Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT nhìn chung chưa chủ động và cố gắng học tập để nâng cao trình độ và tầm nhìn, đại bộ phận chưa năng động, sáng tạo trong quản lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá của các cấp còn chưa thường xuyên, việc giải quyết sau kiểm tra chưa kịp thời, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)