Tự nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa GVvới CMHS

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 93)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Tự nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa GVvới CMHS

Trước khi đi vào tím hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa GV và CMHS, chúng tôi tím hiểu sự tự nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng này. Kết quả này được trính bày trong bảng sau:

Bảng 3.19: Kết quả điều tra tự đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hƣởng tới giao tiếp giữa GV với CMHS.

STT Các yếu tố Mức độ ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều (2đ) Ít ảnh hƣởng (1đ) Không ảnh hƣởng (0đ)

1 Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm. 77,7 22,3 0 2 Trính độ đào tạo về chuyên môn sư phạm 77,7 22,3 0 3 Đào tạo, bỗi dưỡng về giao tiếp 87.5 12.5 0 4 Nhận thức về tầm quan trọng của giao

tiếp giữa GV với CMHS

94,4 5,6 0

5 Lòng yêu nghề 77,7 22,3 0

6 Tuổi tác 51,22 48,78 0

Bảng 3.19 cho thấy: Trong các yếu tố chủ quan thuộc về GV, yếu tố nhận thức về tầm quan trọng giữa giao tiếp giữa GV và CMHS được các GV xếp hạng cao nhất. Đây là điểm cần chú trọng trong vấn đề giao tiếp giữa GV với CMHS: Muốn họ thực hiện tốt mối quan hệ này, ngoài việc dạy cho họ về mặt kỹ thuật thực hiện, còn cần bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của yếu tố này đối với sự thành công trong giao tiếp với CMHS tác động đến đối tượng thứ ba là học sinh nhằm đạt hiệu quả giáo dục đề ra.

Trong các yếu tố chủ quan, GV đánh giá cao xếp hạng thứ hai là yếu tố lòng yêu nghề.

Trong các yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động vào giao tiếp giữa GV với CMHS, theo tự đánh giá của GV, các yếu tố kinh nghiệm làm chủ nhiệm, trính độ đào tạo chuyên môn và đào tạo là hai yếu tố được GV đánh giá ngang nhau và xếp vào hàng thứ hai. Tỉ lệ GV cho tuổi tác tác động hay không tác động vào giao tiếp giữa GV và CMHS gần ngang nhau, cho thấy, GV cho rằng yếu tố tuổi tác không ảnh hưởng tới giao tiếp giữa GV và CMHS.

Đào tạo bồi dưỡng về giao tiếp trong đó có giao tiếp với CMHS xếp thứ hạng cao nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với phân tìch của chúng tôi trong cơ sở lý luận của đề tài, con đường đào tạo, bồi dưỡng là con đường cực kỳ quan trọng từ bên ngoài tác động vào chủ thể để hính thành và phát triển kỹ năng cho họ. Do đó, yếu tố đào tạo – bồi dưỡng về giao tiếp được GV đánh giá cao là điều giúp cho các nhà trường sư phạm nơi đào tạo giáo sinh và

các trường Tiểu học nơi GV công tác cần có chương trính kế hoạch tốt hơn trong đào tào bồi dưỡng về giao tiếp của GVvới CMHS Tiểu học.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)