1 Khái niệm giao tiếp sư phạm

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 30)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.1 Khái niệm giao tiếp sư phạm

Giao tiếp sư phạm là hệ thống những nguyên tắc, biện pháp, kĩ năng, kĩ xảo tác động lẫn nhau giữa giáo viên và tập thể học sinh mà nội dung cơ bản của nó là sự trao đổi thông tin, là việc tổ chức mối quan hệ lẫn nhau, là sự tác động về giáo dục và học tập, là quá trính người giáo viên hính thành và xây dựng và phát triển nhân cách học sinh.

Ngoài ra, trong hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên tất yếu phải giao tiếp với các đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh.Ví thế, tiếp xúc, bày tỏ, trao đổi, truyền đạt, tím hiểu, cảm thông có nội dung liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên và đồng nghiệp hoặc của giáo viên với CMHS cũng được gọi là giao tiếp sư phạm.

Từ khái niệm trên, ta có thể thấy có nhiều hính thức giao tiếp sư phạm diễn ra trong môi trường sư phạm:

- Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ; - Giao tiếp giữa giáo viên và CMHS; - Giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau.

- Giao tiếp giữa GV với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.

Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đính, ở tất cả các cơ sở kinh tế và văn hóa…do đó giao tiếp sư phạm của người GV có thể diễn ra ở trong và ngoài nhà trường với nhiều đối tượng và nhiều hính thức khác nhau.

Giao tiếp sư phạm có những đặc thù :

- Giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng mà họ còn phải là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. Phải thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử. Có như vậy, thầy/cô giáo mới tạo cho mính có uy tìn, uy tìn là phương tiện tinh thần giúp thầy/cô giáo hành nghề đạt hiệu quả cao.

- Trong giao tiếp sư phạm, thầy/cô giáo dùng các biện pháp giáo dục tính cảm, thuyết phục, vận động đối với học sinh.

- Nhà nước và xã hội ta rất tôn trọng giáo viên. Nhân dân ta cótruyền thống tôn sư trọng đạo, trọng đạo lì làm người nên rất tôn trọng đối với nghề thầy/cô giáo.

“ Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ”

Bác Hồ đó từng nói: “Không có thầy/cô giáo thí không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thí không nói gí đến kinh tế và văn hoádục.”.

Qua phân tìch trên, chúng ta có thể định nghĩa : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và các lực lượng giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo,

nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 30)