Bản chất giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 42)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.4.1.Bản chất giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh

Luật giáo dục 2008 qui định nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đính và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục [23, tr. 69]; Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường [23, tr.70].

Tiếp cận của các nhà tâm lý học sư phạm về vấn đề GT giữa GV với CMHS trong quá trính dạy học thể hiện theo hai hướng sau:

Hướng thứ nhất : Coi giao tiếp như là sự trao đổi thông tin, là sự tác

động tâm lý của GV lên CMHS nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trính dạy học và giáo dục.

Hướng thứ hai: Xem giao tiếp của GV với CMHS như là một quá trính

thể hiện quan hệ liên nhân cách, cụ thể hóa GT và cách ứng xử nhằm hỗ trợ, tăng cường hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh.

Từ hai hướng nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy hạt nhân hợp lý để xây dựng khái niệm GT của GV với CMHS gồm những nội dung chình sau đây:

- Giao tiếp của GV với CMHS là một loại GT mang tình nghề nghiệp được thực hiện trong quá trính dạy học và giáo dục học sinh.

- Là mối liên hệ có ý thức giữa chủ thể GT là GV với đối tượng GT là CMHS.

- Giao tiếp của GV với CMHS diễn ra sự tiếp xúc tâm lý, biểu hiện ở các mặt : nhận thức, thông tin, bày tỏ thái độ cảm xúc, tác động tâm lý...

- Mục đìch của giao tiếp là để phối hợp hành động giữa giáo viên và cha mẹ học sinh tác động lên đối tượng thứ ba là học sinh

Ở bậc tiểu học, vai trò của người giáo viên có những đặc điểm riêng. Thông thường ở các lớp tiểu học mỗi giáo viên dạy một lớp, chịu trách nhiệm

tiến hành cả việc dạy các môn học cũng như việc tổ chức và chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động giáo dục khác.

Đối với học sinh tiểu học, dù dạy môn học nào, người giáo viên vẫn là “Thần tượng”, là trì tuệ, là lý tưởng. Điều thầy/cô nói là chân lý, việc thầy/cô làm là chuẩn mực. Trong nhiều trường hợp, học sinh tiểu học tin lời giáo viên hơn cả những điều cha mẹ dặn dò, khuyên nhủ. Do đó, sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa GV và CMHS là việc làm quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 42)