Một số yêu cầu trong hoạt động giao tiếp giữa GV và CMHS

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 43)

9. Cấu trúc của đề tài

1.3.4.2. Một số yêu cầu trong hoạt động giao tiếp giữa GV và CMHS

Gia đính- Nhà trường - Xã hội luôn song hành, sát cánh bên nhau trong việc giáo dục con trẻ. Ví thế có thể nói Cha mẹ học sinh (CMHS) là một lực lượng giáo dục quan trọng. Mỗi trường đều có đại diện hội cha mẹ học sinh và mỗi lớp đều có đại diện hội cha mẹ học sinh lớp.Việc gặp gỡ, giao tiếp với cha mẹ học sinh thường là:

- Những cuộc gặp chung: Là giao tiếp chính thức giữa nhà trường hoặc giáo viên với cha mẹ học sinh, bao gồm:

+ Hiệu trưởng - đại diện nhà trường gặp gỡ định kí, thường xuyên với đại diện cha mẹ học sinh.

+ Giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ định kí, thường xuyên với cha mẹ học sinh của lớp qua các cuộc họp cha mẹ học sinh.

- Những cuộc gặp riêng: Là giao tiếp chính thức giữa nhà trường hoặc giáo viên với cha mẹ học sinh, bao gồm:

+ Nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm tiến hành tổ chức các cuộc gặp gỡ với cá nhân một hoặc một vài cha mẹ học sinh khi muốn có sự trao đổi riêng về cá nhân học sinh đó.

+ Cha mẹ học sinh chủ động tím đến giao tiếp với giáo viên ngoài giờ lên lớp của giáo viên.

- Nội dung những cuộc gặp gỡ, giao tiếp chung giữa giáo viên và CMHS không nên chỉ bó hẹp trong các chuyện tiền nong, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hay đời sống giáo viên. Nói nhiều và lặp lại về những chuyện này sẽ làm

cho CMHS có định kiến không tốt về giáo viên cũng như làm thu hẹp hoạt động của hội CMHS, chỉ còn chuyện thu chi và đóng góp. Những cuộc họp định kí với CMHS giáo viên nên chuẩn bị nội dung cho những cuộc gặp này một cách toàn diện hơn về những công việc cần phối hợp giữa giáo viên và CMHS để giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.

- Với những cuộc họp đầu năm học, giáo viên nên thông báo về những qui định của trường, của lớp về chương trính, sách giáo khoa, sách vở, nề nếp, giờ giấc học tập, những yêu cầu cụ thể về sự hỗ trợ của CMHS trong việc đôn đốc, động viên, kiểm tra việc học ở nhà của các em cùng các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp.

- Với những cuộc họp CMHS trong tiến trính năm học (kết thúc học kí I) giáo viên có thể xen kẽ các nội dung sau:

+ Thông báo kết quả học tập chung và cụ thể từng mặt.

+ Tính hính cơ sở vật chất, điều kiện học tập của học sinh ở lớp và ở nhà. +Ý kiến của CMHS về nhà trường, về cách dạy học của giáo viên, về việc học tập của học sinh ở nhà...

+ Các nội dung thuộc kiến thức gia đính cần phổ biến đến CMHS. + Cách CMHS hỗ trợ con em học tập ở nhà, hỗ trợ khi giáo dục con trẻ về nề nếp, chuyên cần...

- Khi tiếp xúc riêng với cá nhân CMHS, giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung cuộc gặp và chủ động về các nội dung đó.Vì dụ: Khi gặp CMHS của những học sinh chưa ngoan, cá biệt, giáo viên nên nói ìt, tránh kể tội lỗi của con em họ, tạo sự ức chế, chán nản, bực tức của CMHS mà nên tập trung nhiều vào việc bàn bạc cùng CMHS để đưa ra được các biện pháp hữu hiệu giúp đỡ em học sinh đó tiến bộ.

- Trong bất kí cuộc gặp gỡ nào với CMHS, giáo viên cũng nên :

- Đảm bảo sự mẫu mực sư phạm của mính, từ lời ăn, tiếng nói đến dáng vẻ bề ngoài.

- Tôn trọng CMHS, tránh những lời nói dễ bị hiểu lầm là “dạy bảo”. - Cần biết giữ thể diện, uy tìn của mính và đồng nghiệp trước CMHS. Không nên làm gí khiến CMHS mất sự tôn trọng đối với mính và đồng nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Giao tiếp là một trong những phạm trù cơ bản trong tâm lý học. Đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu những khìa cạnh khác nhau của giao tiếp. Mỗi công trính có quan điểm riêng của nghiên cứu đều có quan điểm riêng của mính. Nhín chung các tác giả đều thừa nhận giao tiếp là quá trính tác động qua lại giữa con người và con người. Giao tiếp có những chức năng cơ bản: chức năng thông tin, chức năng tổ chức, điều khiển, chức năng giáo dục và phát triển nhân cách.

Hoạt động tiếp xúc với cha mẹ học sinh còn có những khó khăn bởi đối tượng cha mẹ học sinh rất đa dạng với nhiều thành phần, lứa tuổi, trính độ văn hoá... khác nhau.

Giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh tiểu học có nhiều đặc điểm riêng cần nghiên cứu song do mục đìch nghiên cứu của đề tài nhằm khai thác những khìa cạnh tâm lý liên quan tới thực trạng giao tiếp của GV với CMHS nhằm tác động tới đối tượng thứ ba là học sinh, nên chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của học sinh lứa tuổi Tiểu học, vai trò cuả GV và CMHS trong việc giúp học sinh hính thành và phát triển nhân cách .Nghiên cứu một số nội dung, hính thức trong giao tiếp sư phạm nói chung và giao tiếp của người giáo viên Tiểu học nói riêng. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của GV và CMHS để chỉ ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trính giao tiếp này là một việc làm cần thiết.

Chƣơng 2:

TỔ CHỨC, TIẾN TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức, tiến trính và phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

2.1.1. Tổ chức nghiên cứu lý luận

Để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh, chúng tôi nghiên cứu những công trính của các tác giả đi trước trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến giao tiếp, giao tiếp sư phạm, giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó chỉ ra các khái niệm công cụ của luận văn cũng như một số vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp, giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh bằng cách tập trung vào việc trả lời những vấn đề chình sau: thực trạng giao tiếp này như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng này? Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến thực trạng, nâng cao hơn nữa hiệu quả giao tiếp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trong trường tiểu học.

2.1.2. Tiến trình nghiên cứu lý luận

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu lý luận nói trên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2008.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

2.1.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

a. Mục đích nghiên cứu: Xác lập nền tảng lý luận cơ bản làm cơ sở

nghiên cứu vấn đề giao tiếp giữa giáo viên tiểu học và cha mẹ học sinh.

b. Nội dung nghiên cứu: (1) Phân tìch, tổng hợp và hệ thống hoá những

công trính nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến giao tiếp nói chung và giao tiếp giữa giáo viên tiểu học và cha mẹ học sinh nói riêng, nêu bật các hạn chế và những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu này; (2) Xác định các khái niệm công cụ và một số vấn đề lý luận khác liên quan đến đề tài.

c. Phương pháp nghiên cứu: Phân tìch, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết và các công trính nghiên cứu thực tiễn đã được công bố và đăng tải trên sách báo, tạp chì có uy tìn của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến giao tiếp và giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh.

2.1.3.2.Phương pháp chuyên gia

a. Mục đích nghiên cứu: Xác lập nền tảng lý luận cơ bản làm cơ sở

nghiên cứu vấn đề giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với cha mẹ học sinh.

b. Nội dung nghiên cứu: Tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà

chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, các nhà quản lý giáo dục về những nội dung cần được xem xét trong khi xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của luận văn

c. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp ý kiến đóng góp, các ý kiến chỉ

dẫn của các nhà nghiên cứu có trính độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học để chỉnh sửa những nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2. Tổ chức, tiến trính và phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

2.2.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu trên toàn bộ giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thuộc trường tiểu học Khương Đính.

*Một số đặc điểm khách thể của trường tiểu học Khương Đình

Trường Khương Đính được thành lập từ năm 1959 thuộc địa phận xã Khương Đính, huyện Thanh Trí, Hà Nội. Cũng như các trường phổ thông khác, cơ sở vật chất của trường chung với trường THCS ( Cấp 2). Mọi hoạt động của nhà trường chịu sự chỉ đạo của phòng giáo dục huyện Thanh Trí.

Từ tháng 1 năm 1997, địa bàn xã Khương Đính của huyện Thanh Trí được bàn giao về Quận Thanh Xuân, ví vậy trường Khương Đính chịu sự quản lì, chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Quận Thanh Xuân. Được sự

quan tâm của các cấp, tháng 9 năm 2000, nhà trường được tách cấp về cơ sở mới (số 1 ngõ 108 phố Bùi Xương Trạch) với diện tìch 7000m2

bao gồm 18 phòng học và các khu chức năng: Hiệu bộ, nhà Thể chất, Thư viện... Năm học 2005 - 2006 nhà trường vinh dự được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.

*Một số đặc điểm về giáo viên của trường tiểu học Khương Đình

Nhà trường có tổng số 34 cán bộ giáo viên trong biên chế, một số hợp đồng có chỉ tiêu, một số hợp đồng thời vụ, trong số cán bộ giáo viên công tác tại trường có 18 giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp.Toàn bộ các giáo viên trong biên chế của trường tiểu học Khương Đính đều được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, gắn bó với nhau, thương yêu học sinh, tận tụy với công việc. Tuy nhiên, tuổi đời và tuổi nghề của các giáo viên không đồng đều, có nhiều giáo sinh mới ra trường, có giáo viên công tác lâu năm. Do đó, kinh nghiệm giảng dạy cũng như làm công tác chủ nhiệm (trong đó có giao tiếp giữa GVCN và CMHS) có sự khác nhau. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 18 giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại trường tiểu học Khương Đính, quận Thanh xuân, thành phố Hà Nội với những đặc điểm sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu khách thể nghiên cứu (Giáo viên)

TT Khối Lớp Số lƣợng Trính độ Tuổi Chuyên ngành đào tạo ban đầu

Số năm làm chủ nhiệm Đại học Cao đẳng ≤ 30 tuổi ≥ 30 tuổi Đúng c.môn Không đúng ch.môn ≤ 5năm ≥ 5năm 1 1 5 3 2 1 4 5 0 2 3 2 2 4 1 3 2 1 2 2 0 3 3 3 3 3 0 1 2 2 1 1 2 4 4 3 2 1 1 2 3 0 1 2 5 5 3 2 1 0 3 3 0 0 3

- Về trình độ chuyên môn: Hiện nay giáo viên trường tiểu học Khương Đính chủ yếu có trính độ đại học, chiếm 61,1%, trính độ cao đẳng chỉ chiếm 38,9%. Đa số giáo viên được đào tạo chuẩn ngay từ ban đầu (chiếm 83,3%), chỉ có 16,7% số giáo viên được đào tạo từ các bộ môn khác.

- Thời gian làm giáo viên chủ nhiệm: Đa số giáo viên của trường tiểu

học Khương Đính có thâm niên làm công tác chủ nhiệm, và số đông có thời gian làm công tác chủ nhiệm trên 5 năm chiếm tỷ lệ rất lớn: 72,2%, còn các giáo viên có từ 5 năm làm chủ nhiệm trở xuống chỉ chiếm 27,8%.

- Về tuổi đời: Các giáo viên làm công tác chủ nhiệm của trường tiểu

học Khương Đính có tuổi đời tương đối cao, từ 30 tuổi trở lên có 13 người, chiếm 72,2%, có tới 6 giáo viên (chiếm 33,3%) có tuổi đời trên 40 tuổi.

* Một số đặc điểm về cha mẹ học sinh của trường tiểu học Khương Đình

Trước đây, khi còn là xã Khương Đính, thu nhập của các gia đính chủ yếu là trồng rau, hoa, muối dưa cà và nghề thủ công nhỏ lẻ nhưng do quá trính đô thị hóa, phần đất nông nghiệp bị thu hẹp nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn .Hiện nay trính độ dân trì được đánh giá là thấp so với khu vực của Quận. Các thành phần dân cư trên địa bàn phường rất đa dạng gồm : Một số gia đính sinh sống tại địa phương lâu đời, chủ yếu có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công; Một số cán bộ công chức, buôn bán nhỏ mua nhà về sinh sống trên địa bàn phường...

Chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên và tiến hành nghiên cứu trên 349 cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đính với những đặc điểm

Bảng2.2 Cơ cấu khách thể nghiên cứu (cha mẹ học sinh)

TT

Giới tình nghiệp Nghề Tuổi Số con Thu nhập/ tháng

Nam Nữ Trì óc khác ≤ 30 tuổi ≥ 30 tuổi một con ≥Hai

con ≤5 triệu đ ≥5 triệu đ

1 Người được hỏi 122 227 102 247 190 159 63 286 245 104 2 Vợ (chồng) 227 122 99 250 172 177

Bảng 2.2 cho biết :

- Về nghề nghiệp : Đa số CMHS trường tiểu học Khương Đính có nghề

nghiệp là nội trợ hoặc lao động chân tay chiếm 70,7%, lao động trì óc chỉ chiếm 29,3%

- Về số con trong gia đình: Đa số các gia đính đều có hai con (chiếm

81,9%); gia đính có một con chiếm tỷ lệ 19,1%.

- Về thu nhập: Do công việc không ổn định nên thu nhập/ tháng của các gia đính ìt hơn 5 triệu đồng là chủ yếu: 70,2 % ; thu nhập trên 5triệu : 29,8 %.

2.2.1.2. Tiến trình nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi được tiến hành trong ba giai đoạn: 1. Giai đoạn 1: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2009: Xây dựng bảng hỏi lần thứ nhất, điều tra thử và kiểm tra độ tin cậy.

2. Giai đoạn 2: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010: Hòan thiện bảng hỏi, điều tra chình thức.

3. Giai đoạn 3: Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010: Xử lý số liệu, phân tìch kết quả nghiên cứu.

2.2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chình của đề tài, phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu thu thập được một lượng lớn thông tin về thực trạng từ khách thể nghiên cứu với những nội dung liên quan đến đề tài.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng hai bảng hỏi: Bảng hỏi dành cho giáo viên và bảng hỏi dành cho cha mẹ học sinh. Hai loại bảng hỏi đều bao gồm 50 tính huống giao tiếp, trong đó có 20 tính huống thường xảy ra trong giao tiếp chình thức và 30 tính huống thường xảy ra trong giao tiếp không chình thức. Các chỉ số giao tiếp liên quan đến 50 tính huống này và

một số thông tin về người được hỏi. Sự khác nhau ở hai bảng hỏi thể hiện ở một số biến độc lập.

a. Thiết kế bảng hỏi lần thứ nhất: Việc thiết kế bảng hỏi lần thứ nhất

này chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau: (1). Dựa vào việc phân tìch, tổng hợp, khái quát hoá những nghiên cứu trong và ngoài nước về giao tiếp, giao tiếp sư phạm, giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh; (2). Dựa vào các ý kiến của các chuyên gia; (3). Dựa vào kết quả điều tra thăm dò với đối tượng là giáo viên tiểu học và cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đính; Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu đối với một số giáo viên tiểu học và cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đính.

Bảng hỏi bao gồm 3 phần:

Phần 1: Mức độ gặp gỡ giữa GV với CMHS và ngược lại; các nội

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)