9. Cấu trúc của đề tài
3.1.1.1. Mức độ tham gia giao tiếp chính thức của cha mẹ học sinh
Như chúng tôi đã trính bày trong phần lý luận, mức độ tham gia giao tiếp chình thức của cha mẹ học sinh được thể hiện ở việc họ có mặt trong các cuộc họp phụ huynh định kỳ được nhà trường qui định (đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học).
Bảng 3.1:Mức độ giao tiếp thông qua việc đi họp theo định kỳ của cha, mẹhọc sinh
TT Các cuộc họp Có đi họp (%) X2 Không đi
họp Nhờ đi họp hộ 1 Đầu năm 97,1 1,1 1,7 Nam 34,9 0.03 Nữ 65,1 2 Cuối kí I 97,7 0,6 1,7 Nam 34,9 0.03 Nữ 65,1 3 Cuối năm 96 2 2 Nam 34,9 0.03 Nữ 65,1
Cũng như tất cả các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông, trường tiểu học Khương Đính thực hiện tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh dưới sự điều hành của GVCN theo định kí hàng năm theo 3 đợt: Đầu năm, cuối học kí I và cuối năm học. Mỗi cuộc họp đều có mục đìch khác nhau và được số đông cha mẹ học sinh tham gia; và qua số liệu bảng trên ta thấy mỗi cuộc họp được tổ chức theo định kí đều có tỷ lệ CMHS đi họp rất cao: 97,1% (đầu năm); 97,7 % (cuối học kỳ I); 96 % (cuối năm). Kết quả này cho thấy: về phìa giáo viên, các giáo viên chủ nhiệm đã làm tốt công việc của mính, đó là việc thông báo rõ ràng, cụ thể đến cha mẹ học sinh. Về phìa cha mẹ học sinh: đa số họ ý thức rất tốt về tầm quan trọng của các giao tiếp trong các cuộc họp chình thức này, thể hiện qua việc họ tham gia với tỷ lệ rất cao các buổi họp và hầu như rất ìt trường hợp nhờ người đi họp hộ (1,7-2%).
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: có sự chênh lệch đáng kể giữa cha và mẹ học sinh tham gia các buổi họp. Trong 3 cuộc họp cha mẹ theo định kỳ, số các mẹ đi họp chiếm 65,1% trong khi số các bố đi họp chỉ chiếm 34,9%. Điều đó chứng tỏ các mẹ quan tâm hơn đến việc học tập, sinh hoạt của con ở lứa tuổi tiểu học so với các bố. Một mẹ của học sinh lớp 1 phát biểu “chồng tôi đi họp cũng được nhưng không ghi chép đầy đủ, mình lo lỡ không nắm điều gì, thôi
thì tốt nhất là tôi đi”. Một người bố có con học lớp 4 cho biết “Bình thường
nhà tôi đi, hôm nay tôi mới đi họp buổi đầu tiên. Nói chung là không ngại đâu
nhưng phụ nữ họ tỉ mỉ hơn”. Kiểm tra X2, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về
tỷ lệ giữa cha và mẹ đi họp có p<0.05, cho thấy, số lượng mẹ đi họp cho con ở trường tiểu học Khương Đính nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với số lượng cha đi họp cho con.
Như vậy, ta có thể thấy cha mẹ học sinh trường tiểu học Khương Đính rất quan tâm đến con của mính và tôn trọng qui định của nhà trường, thể hiện qua việc tham gia với tỷ lệ rất cao các cuộc họp CMHS định kỳ do nhà trường đề ra. Bản thân giáo viên cũng đã chuyển tải rất tốt thông báo về các cuộc họp đối với cha mẹ học sinh. Điều này cũng được Ban giám hiệu nhà trường
khẳng định. Qua tím hiểu, hồ sơ, biên bản các cuộc họp còn lưu tại trường cũng khẳng định kết luận trên.
Trong các giao tiếp chình thức giữa GV và CMHS chúng tôi đã điều tra thăm dò trên một số GV và CMHS, chúng tôi lựa chọn 20 tính huống mà GV và CMHS tập trung trả lời, trong đó có 6 tính huống điển hính nhất.