Các phương tiện giao tiếp

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 28)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.1.8.Các phương tiện giao tiếp

Giao tiếp là một quá trính xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp.

Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đìch giao tiếp thành hiện thực trong thực tế.

* Giao tiếp ngôn ngữ

Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tìn hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết.

Đây là hính thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động.

Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa họ.

Ta nhận thấy trong giao tiếp ngôn ngữ gặp phải một số hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

- Chủ quan:

+ Giữa các chủ thể và đối tượng giao tiếp đó không thể tạo ra được điểm tương đồng do không xác định được những chuẩn mực ứng xử cá nhân hoặc do những ức chế tìch dồn ở các cá nhân trong quá trính giao tiếp. Kết thúc dễ dẫn đến va chạm, xung đột.

+ Quá trính giao tiếp phân chia làm hai cực, mỗi bên - chủ thể và đối tượng giao tiếp - bảo vệ ý kiến riêng của mính, không có sự chấp nhận, dung hoà…Kết cục là không đem lại kết quả như mỗi bên mong muốn.

+ Khi một bên đối thoại có những biểu hiện rối loạn tâm lý, tư duy “không bính thường”.

- Khách quan

+ Do sự khác nhau về phong tục tập quán, ngôn ngữ, trính độ phát triển về văn hoá – xã hội ở các địa phương, các dân tộc và các quốc gia khác nhau

+ Môi trường giao tiếp: Tiếng ồn, nhiệt độ...

*Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.

Giao tiếp phi ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản đó là:

- Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời: thông qua nét mặt, điệu bộ, giọng nói… chủ thể giao tiếp biểu hiện các tâm tư, sắc thái trạng thái

cảm xúc khác nhau, các trạng thái cảm xúc này lan truyền sang đối tượng giao tiếp, làm ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng giao tiếp.

- Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhân: Thông qua “ngôn ngữ cơ thể” như cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, trang phục…một cách vô tính hay hữu ý, chủ thể giao tiếp nhận biết được đối tượng giao tiếp của mính là ai, tình cách như thế nào, trính độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội… của họ ra sao.

Giao tiếp phi ngôn ngữ được phân thành hai loại: có chủ định và không chủ định.

- Giao tiếp không chủ định: Là những biểu hiện mang tình bản năng của các hành vi, tư thế, nét mặt…xuất hiện theo phản xạ, tự động; diễn ra không có sự kiểm soát của ý thức. Đó là những biểu hiện của hành vi vô thức. Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định thường xuất hiện ở trẻ em, những người văn hoá thấp…

- Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: Đó là những biểu hiện của các hành vi, cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đìch với sự cố gắng của ý chì.

Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định thường diễn ra ở những người có trính độ văn hoá cao, những người cao tuổi giàu kinh nghiệm…

Các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có: tư thế, giọng nói, âm thanh… Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn trong quá trính giao tiếp. Như vậy, nếu chúng ta biết cách quan sát kỹ lưỡng, học được một số kỹ năng sử dụng hiệu quả cử động cơ thể cũng như không gian…thí hiệu quả giao tiếp sẽ được nâng lên rất nhiều. Qua giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra được tình cách, tâm trạng hay vị trì xã hội của một người dù ta mới tiếp xúc lần đầu. Giao tiếp phi ngôn ngữ đó và đang được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều trường phái tâm lý học trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 28)