Về giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Về giáo dục

Sự nghiệp giáo dục của Hải Hậu liên tục phát triển, không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Năm 2004 Hải Hậu đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 trung học phổ thông, trung học dân lập phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ từ 60% năm 2005 tăng lên 72,42% năm 2008. Số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Theo điều tra năm 2008 toàn huyện có 10.463 người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Huyện liên tục 30 năm đạt điển hình Văn hoá cấp huyện của cả nước. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2008 đạt 6,7 triệu đồng. Điều kiện ở, đi lại, học hành của người dân được cải thiện rõ rệt.

32

Trong những năm qua Hải Hậu đã tiếp thu và vận dụng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn góp phần phát huy truyền thống đất học Nam Định và giành được những kết quả rất xuất sắc:

Về giáo dục mầm non: Từ năm 2002, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện khoá 16 ngày 06/8/2002, UBND huyện ra quyết định số 210/2002/QĐ-UBND, ban hành Đề án: “Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2002- 2007” – cơ sở vật chất của tất cả các trường học tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là ngành học mầm non. Việc bồi dưỡng giáo viên được chú trọng, đến năm 2008 Hải Hậu có 922 giáo viên mầm non (94,5% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 28% đạt trên chuẩn). Chất lượng nuôi dạy trẻ được nâng cao, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Trẻ được uống vắc xin phòng bệnh và khám định kỳ. Đến 2009 Hải Hậu có 23/35 trường mầm non đạt chuẩn. Hải Hậu là huyện dẫn đầu tỉnh và là huyện nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Về giáo dục tiểu học: Hiện nay toàn huyện có 40 trường Tiểu học với 22.342 học sinh. Mạng lưới trường tiểu học được củng cố. Hiện nay có trên 90% trường tiểu học sử dụng phòng học cao tầng. Chất lượng giáo viên và học sinh ngày càng cao, tỷ lệ học sinh chuyển cấp tiểu học vào trung học cơ sở trong những năm gần đây đều đạt trên 98%. Năm 1997 đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Toàn huyện có 35/40 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức I, 02 trường đạt chuản quốc gia mức II. Việc bồi dưỡng giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng. Toàn huyện hiện có 954 giáo viên tiểu học, tỷ lệ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn là 100%, trong đó trên chuẩn (cao đẳng và đại học tiểu học) là 40,8%. Kế hoạch đến năm 2010: huy động 100% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi đến lớp, 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức I và thêm 3 trừng đạt chuẩn mức II.

33

Về giáo dục trung học phổ thông: Đến tháng 10/2000, Hải Hậu là huyện đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; năm 2004 là huyện đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi. Đến nay toàn huyện đã có 8 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -2010. Khối trung học phổ thông, đến nay toàn huyện có 7 trường trung học phổ thông công lập, 1 trường trung học phổ thông dân lập, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng được cho hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nguyện vọng được học trung học phổ thông; các trường trung học phổ thông đang phấn đấu theo hướng đạt chuẩn quốc gia, trường trung học phổ thông A Hải Hậu là trường đầu tiên trong tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -2010. Trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học tiếp tục được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Trung học cơ sở có 1.102 giáo viên, 98% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 24,5% giáo viên đạt trên chuẩn. Bậc trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên có 392 giáo viên, 96,88% giáo viên đạt chuẩn đại học và sau đại học. Trường trung học phổ thông A Hải Hậu có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học cao trong tỉnh chỉ sau trường chuyên Lê Hồng Phong. Kế hoạch đến năm 2010 có thêm 7 trường trung học cơ sở và 1 trường trương học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 75% thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 21 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học bổ túc và 10% tốt nghiệp đào tạo nghề.

Trường THPT Thịnh Long được xây dựng tại thị trấn Thịnh Long. Là một thị trấn ven biển, nằm ở phía Nam của huyện Hải Hậu: Phía Bắc giáp xã Hải Châu, phía Đông giáp xã Hải Hòa, phía Tây giáp sông Ninh Cơ – tiếp giáp với huyện Nghĩa Hưng, phía Nam giáp Biển Đông.

Với diện tích tự nhiên là 1570,98ha, diện tích canh tác là 723, 27ha. Hiện nay có 22 tổ dân phố với tổng số dân là 15310 người, đông thứ 2 của huyện Hải Hậu (sau xã Hải Minh – 17106 người). Trong đó tỉ lệ lao động chiếm trên 50% tổng số dân, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật còn rất ít.

34

Về kinh tế xã hội: Thị trấn Thịnh Long là một vùng kinh tế trọng điểm của huyện Hải Hậu, phát triển mạnh cả nông – ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông nghiệp – nông và ngư nghiệp chiếm 36%, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, du lịch và chế biến chiếm 64% tổng giá trị sản phẩm.

Về văn hóa giáo dục và y tế của thị trấn Thịnh Long cũng được đầu tư phát triển. Trong các năm qua Đảng bộ và Chính quyền thị trấn đã quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các nhà trường khang trang đẹp đẽ, đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, đồng thời quan tâm tới đội ngũ giáo viên. Hiện nay thị trấn đã có 1 trường THCS, 2 trường Tiểu học và 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có trường Tiểu học A đạt chuẩn gia mức độ 2 – năm 2009.

Hàng năm thị trấn Thịnh Long có trên 90% số học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT và có trên 150 em học sinh đỗ vào các trường ĐH và CĐ. Phong trào giáo dục của thị trấn được giữ vững và xếp thứ 2 của huyện Hải Hậu.

2.2. Thực trạng trƣờng THPT Thịnh Long và đội ngũ giáo viên THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định

2.2.1. Thực trạng về trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định

2.2.1.1. Quy mô trường lớp

Trường THPT thịnh Long được thành lập từ năm học 2001 – 2002, đến nay đã bước sang năm thứ 10. Trường được xây dựng tại 1 thị trấn ven biển (cách biển chưa đầy 300m), cách trung tâm huyện Hải Hậu 26km. Thị trấn Thịnh Long 3 mặt giáp sông và biển, chỉ có phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Hải Châu và Hải hòa. Trường có diện tích rộng 15700m2, trường có 2 đơn nguyên 3 tầng 25 lớp học, 1 nhà hiệu bộ, 1 nhà chức năng và phòng thực hành bộ môn đang xây dựng (kế hoạch đến đầu năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng). Trường có sân chơi bãi tập với hệ thống bồn hoa cây cảnh, đảm bảo cảnh quan nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp.

35

Do nhà trường nằm xa trung tâm, địa bàn tuyển sinh quá hẹp nên hàng năm số thí sinh đăng ký dự thi vào trường thường ít hơn số chỉ tiêu được giao.  Điều đó ảnh hưởng tới việc tăng quy mô lớp học của trường và chất lượng đầu vào luôn thấp nhất tỉnh. Vài năm gần đây do nhà trường đã tạo được uy tín nên số thí sinh đăng ký dự thi mới nhiều hơn chỉ tiêu được giao, năm học 2010 – 2011 số thí sinh dự thi dư so với chỉ tiêu được giao là 109 em học sinh

Hiện nay nhà trường có 23 lớp (21 lớp công lập và 2 lớp dân lập) và 55 cán bộ giáo viên. Năm đầu tiên (2001 – 2002) nhà trường mới chỉ có 5 lớp 10 với tổng số 260 học sinh và 18 cán bộ giáo viên. Chiến lược phát triển nhà trường dự kiến đến cuối năm 2012 chính thức đạt trường chuẩn quốc gia. Trường có thể nâng tổng số lớp học lên 30 lớp (mỗi khối 10 lớp) với điều kiện kinh tế xã hội của vùng phải phát triển mạnh công nghiệp và du lịch mới thu hút được đông dân cư cho vùng.

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục THPT

Trường THPT Thịnh Long là một trường mới thành lập nên được các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền từ Tỉnh - Sở - Huyện đến các xã và thị trấn, các cơ quan ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn thị trấn Thịnh Long quan tâm sâu sắc thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giáo dục toàn diện của nhà trường phát triển không ngừng. Đồng thời nhà trường lại có đội ngũ giáo viên 100% là trẻ, giàu năng lực, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, ham muốn được thể hiện mình. Hội đồng sư phạm nhà trường luôn đoàn kết thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quá trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường cũng còn gặp nhiều khó khăn thử thách.

+ Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, chưa có phòng thí nghiệm và phòng thực hành bộ môn, chưa có thư viện (thiết bị thí nghiệm và tư liệu sách giáo khoa, sách tham khảo… mới chỉ có kho để chứa, hiệu quả sử dụng rất thấp).

+ Đội ngũ giáo viên quả trẻ, độ tuổi bình quân 27 tuổi, kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm công tác còn nhiều hạn chế, nhà trường thiếu một lực lượng cốt cán cho các tổ nhóm chuyên môn.

36

+ Chất lượng đầu vào luôn thấp nhất tỉnh. Điểm chuẩn của các năm trước chưa vượt quá 16điểm/5 môn.

+ Mặt khác trường lại đặt ở địa bàn có trình độ dân trí chưa cao, tỉ lệ dân theo đạo thiên chúa chiếm tỉ lệ cao, nhu cầu học tập của các em còn thấp (nhà trường cần học trò chứ học trò chưa khát học).

Chính vì thế trong các năm qua tuy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã không ngừng được nâng cao nhưng so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia thì vẫn còn nhiều mặt chưa đạt.

- Về công tác giáo dục đạo đức học sinh: xác định được vấn đề khó khăn của nhà trường đa phần các em thi vào trường là những em chưa ngoan, học lực yếu và đạo đức cũng chưa tốt, trường lại đặt cạnh trung tâm du lịch, tình hình xã hội có nhiều vấn đề phức tạp … Hàng năm chi bộ, BGH nhà trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên và các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài xã hội áp dựng các biện pháp tích cực để quản lý và giáo dục học sinh.

+ Làm tốt công tác điều tra cơ bản của từng học sinh ngay từ những ngày đầu năm, tổ chức cho các lớp học nội quy, thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các em trong và ngoài xã hội.

+ Duy trì tốt lịch hoạt động của Ban quản sinh, đội thanh niên xung kích, nắm bắt những biểu hiện sai lệch của các em để uốn nắn và xử lý kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cải tiến nội dung và phương pháp hoạt động 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, tập trung sáng thứ 2 hàng tuần để gây hứng thu cho học sinh.

+ Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp: thi con đường tri thức kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi cắm hoa nội trợ, làm tập san để các em tự khẳng định mình và tạo niềm tin cho các em, giúp các em yêu trường, yêu lớp, hăng hái thi đua học tập tốt.

Với những biện pháp tích cực đó nhà trường đã xây dựng được môi trường học đường lành mạnh, thiết lập và duy trì được môi trường học đường trong sạch, làm mạnh, thiết lập và duy trì được kỷ cương nền nếp mang tính văn hóa cao, được các cấp lãnh đạo và nhân dân tin tưởng gửi con em tới

37

trường. 100% học sinh đăng ký thực hiện nếp sống văn hóa trong và ngoài trường, không vi phậm trật tự an toàn giao thông và cam kết tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội. Kết quả không có học sinh nào vi phạm pháp luật hoặc mắc các tệ nạn xã hội. Trường được công nhận là trường học có nếp sống văn hóa.

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại Hạnh kiểm 3 năm gần đây

Năm học Học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2007 - 2008 1077 676 62.7 341 31.7 56 5.2 4 0.4 2008 - 2009 1073 700 65.2 321 30.0 47 4.4 5 0.4 2009 - 2010 1033 727 70.4 268 25.9 38 3.7 0 0.0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Thịnh Long năm 2010)

- Giáo dục trí dục: Đây là hoạt động trọng tâm của nhà trường và cũng là hoạt động có nhiều khó khăn nhất vì chất lượng đầu vào của học sinh thấp nhất tỉnh và phần lớn học sinh lại rất lười học, gia đình không quan tâm tới việc học hành của con cái (trăm sự nhờ thầy).

Xác định được điều đó nhà trường đã xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp tích cực phù hợp với điều kiện thực tế như:

+ Thường xuyên phát động các phong trào thi đua gối sóng lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11, 22/12, 8/3, 26/3 và 19/5 … tạo không khí thi đua sôi nổi giữa cá nhân với cá nhân, giữa các lớp với nhau, có sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và trao thưởng kịp thời.

+ Tăng cường khuyến học khuyến tài bằng các nguồn xã hội hóa giáo dục (kêu gọi, động viên các tổ chức, cá nhân tích cực khen thưởng và tài trợ cho những học sinh nghèo vượt khó, có thành tích xuất sắc trong học tập). Trung bình mỗi năm quỹ khuyến học giành hơn 25 triệu đồng trao thưởng và tài trợ cho các em học sinh.

+ Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và ôn thi Đại học. Với những biện pháp tích cực đó kết quả học tập của học sinh từng bước được nâng lên (năm sau cao hơn năm trước).

38

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực 3 năm học gần đây

Năm học Học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2007 - 2008 1077 22 2.0 339 31.5 563 52.3 153 14.2 0 0.0 2008 - 2009 1073 20 1.9 325 30.3 571 53.2 157 14.5 0 0.0 2009 - 2010 1033 30 2.9 336 32.5 507 49.1 160 15.4 0 0.0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Thịnh Long năm 2010)

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường chú trọng và đầu tư mọi mặt (đội ngũ, thời gian, kinh phí …). Tuy chất lượng đầu vào rất thấp nhưng năm nào đội tuyển học sinh giỏi cũng đạt nhiều giải cá nhân, và xếp thứ bậc nâng dần qua các năm (Tuy nhiên toàn đoàn mới đứng ở mức trung bình của Sở). Đặc biệt đội tuyển TDTT năm nào toàn đoàn cũng ở thứ bậc cao từ 1 – 5. Năm học 2007 – 2008 Hội khỏe phù đổng tỉnh Nam Định lần thứ 7, toàn đoàn đã xuất sắc đạt giải Nhất.

Kết quả lên lớp thẳng của học sinh khối 10 và 11 các năm qua đều đạt hơn 95,8%.

Kết quả thi tốt nghiệp các năm qua đều đạt và vượt bình quân của Sở. Hai năm học 2008 – 2009 và 2009 – 2010 thi theo Hội đồng cụm, cùng với 3 trường THPT B Hải Hậu, THPT C Hải Hậu và THPT An Phúc tỉ lệ tốt nghiệp vẫn cao so với các trường trong huyện, đạt hơn 98,75%.

Kết quả thi Đại học và Cao đẳng đã đạt được những thành tích xuát sắc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 37)