Biện pháp 1: Quán triệt cho đội ngũ giáo viên trường THPTThịnh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Quán triệt cho đội ngũ giáo viên trường THPTThịnh

Long các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

* Ý nghĩa của biện pháp:

Như đã phân tích ở trên: bước đột phá để thực hiện thành công một nhiệm vụ đó là nhận thức. Có thay đổi nhận thức, nhận thức có đúng vị trí, vai trò tầm quan trọng của vấn đề thì sẽ có quan điểm chỉ đạo và kế hoạch giải quyết một cách hiệu quả.

Bên cạnh sự nhận thức đúng đắn đó phải có quan điểm đồng thuận. Mỗi cá nhân, mỗi cơ sở giáo dục nhận thức rõ vấn đề nhưng không đồng thuận về quan điểm và cách giải quyết thì cũng không đạt được kết quả tối ưu. Đồng thuận ở đây không có nghĩa là mọi người nhất nhất phải hiểu và giải quyết vấn đề theo một cách hay một nguyên tắc cứng nhắc mà mỗi người có cách tiếp cận khác nhau, các xử lý công việc khác nhau nhưng cùng đi tới một mục tiêu. Qua phân tích ở trên ta thấy rằng việc quán triệt Chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên trường THPT Thịnh Long nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định hiệu quả giảng dạy và công tác của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường.

67

Tuy nhiên việc quán triệt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long không phải chỉ dừng lại giúp họ nắm được nội dung của các tiêu chuẩn, tiêu chí mà còn giúp họ hiểu sâu sắc (căn cứ xây dựng chuẩn, bản chất và mục tiêu của việc đánh giá theo chuẩn, phương pháp và quy trình đánh giá xếp loại giáo viên). Đặc biệt là việc vận dụng các tiêu chuẩn tiêu chí đó vào việc tự đánh giá bản thân mình xem lĩnh vực nào đã đạt được, lĩnh vực nào chưa đạt được, từ đó tự điều chỉnh bản thân mình cho đạt chuẩn và đạt chuẩn ở mức độ cao. Chính vì vậy khi quán triệt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long cần phải giúp họ nắm được: Các căn cứ xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, nguyên tắc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, cấu trúc Chuẩn và việc vận dụng Chuẩn vào việc đánh giá xếp loại giáo viên.

Để làm được điều đó ta có thể áp dụng nhiều hình thức như phổ biến tới giáo viên các căn cứ xây dựng Chuẩn, nguyên tắc xây dựng Chuẩn và hướng dẫn giáo viên thảo luận tổ nhóm về cấu trúc Chuẩn và vận dụng Chuẩn vào việc đánh giá xếp loại giáo viên. Đặc biệt cho giáo viên thực hành việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các Chuẩn đã quy định và yêu cầu từng cá nhân giáo viên xác định cho mình một kế hoạch phấn đấu đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được quy định .

Quán triệt tới giáo viên cơ sở pháp lí của việc Chuẩn hoá giáo viên trong bối cảnh hiện nay ( các căn cứ xây dựng Chuẩn, nguyên tắc xây dựng Chuẩn…) * Căn cứ pháp lý:

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được ban hành phù hợp với những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau:

- Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

68

- Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”.

- Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08/06/1994 của Bộ trưởng, trưởng Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là bộ nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp).

- Quyết định số 06/2006/QĐ – BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ – BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo.

- Quyết định số 16/2008/QĐ – BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đạo đức nhà giáo.

Đó là các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam mà đội ngũ giáo viên đã và đang được áp dụng trong quá trình học tập và công tác.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học còn được xây dựng dựa trên đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên trong bối cảnh mới.

Chuẩn phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng về sự thay đổi chức năng của người giáo viên trong bối cảnh khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển rất nhanh hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập.

- Hiện nay giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn gợi mở, cố vấn trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học.

- Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ,

69

hành vi đảm bảo cho người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Bằng chính nhân cách của mình giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là 1 công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường và hết lòng thương yêu học sinh.

- Trong xã hội đang phát triển nhanh, giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo.

Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học. Giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến thực nghiệm sư phạm.

- Giáo viên trung học là giáo viên môn học: mỗi giáo viên chỉ dạy 1 môn.

- Đối tượng của giáo viên trung học là: học sinh lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học đa dạng, phức tạp. Giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được yêu cầu, trình độ nhận thức của học sinh.

- Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học phải có trình độ tin học, ngoại ngữ và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học.

Tóm lại : Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc:

- Chuẩn phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

- Chuẩn phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng của Thế giới và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá giáo viên.

70

- Chuẩn phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi và dễ vận dụng.

Hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đếnchuẩn hoá nghề nghiệp giáo viên THPT và thảo luận ở tổ nhóm chuyên môn về cấu trúc chuẩn và vận dụng chuẩn vào đánh giá xếp loại giáo viên.

* Trong quá trình nghiên cứu các tiêu chuẩn và tiêu chí cũng như khi đưa ra thảo luận ở nhóm tổ mỗi giáo viên cần nắm được:

- Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách và mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên.

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí (như phần 1.3.2). Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu của giáo viên phải đạt về tiêu chí đó.

Đặc biệt giáo viên phải lưu ý: Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt các mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động giáo viên đã thực hiện. Điều này được đánh giá bằng tác động từ hành động hoặc các trạng từ, tính từ và được gọi là từ khóa (Ví dụ: trong phần phẩm chất chính trị có các từ khóa sau: chấp hành đường lối  tự giác chấp hành đường lối  gương mẫu chấp hành đường lối  gương mẫu và vận động mọi người chấp hành đường lối).

- Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chuẩn (không quy định cho từng tiêu chí).

Đặc biệt giáo viên phải hiểu được các nguồn minh chứng này lấy từ đâu? (ở trong các loại hồ sơ, sổ sách đã được quy định trong điều lệ trường THCS và trường THPT) mà mỗi giáo viên phải có thói quen lưu giữ khi tham gia bất kỳ một hoạt động nào trong tất cả 4 lĩnh vực (phụ lục – nguồn minh chứng).

71

Sơ đồ 3.1: Cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

…… …………..

* Thảo luận về việc vận dụng chuẩn vào việc đánh giá xếp loại giáo viên. Trong quá trình thảo luận giúp giáo viên nắm chắc các vấn đề: bản chất của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn là gì? Mục đích của việc đánh giá giáo viên, phương pháp đánh giá xếp loại giáo viên và quy trình đánh giá xếp loại giáo viên. T U CHUẨ N 1

Chỉ báo của mức 4 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 1 điểm

Tiêu chí 1.1

Tiêu chí 1.2

---

Tiêu chí 1.n

Chỉ báo của mức 4 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm

Chỉ báo của mức 1 điểm Ngu

ồn m in h c hứ n g củ a T u c h u ẩn 1 T U CHUẨ N 2 Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Nguồn m in h c h ứn g củ a T iêu ch u ẩn 2

72

- Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm của giáo viên.

Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Chuẩn nghề nghiệp giáo dục trung học, ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống còn nêu ra 5 loại năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên đó là:

Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục. Năng lực dạy học.

Năng lực giáo dục.

Năng lực hoạt động chính trị xã hội. Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Đánh giá giáo viên theo chuẩn là quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ, năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là đánh giá giáo viên theo chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, Hiệu trưởng và của cán bộ quản lý giáo dục: Đánh giá giáo viên theo chuẩn không phải chủ yếu để bình xét thi đua hàng năm mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

- Mục đích của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn thông qua việc thảo luận giáo viên xác định được 4 mục đích của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn là:

+ Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong

73

việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy trình đào tạo và bồi dưỡng…) nâng cao năng lực cho giáo viên.

+ Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên tiến hành tự xếp loại.

+ Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

+ Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với giáo viên … Tạo môi trường cho giáo viên phấn đấu đạt chuẩn.

- Phương pháp đánh giá xếp loại giáo viên:

Khi thảo luận về phương pháp đánh giá xếp loại giáo viên cần chú ý: + Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua các chỉ báo và nguồn minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn;

+ Việc xếp loại phải căn cứ vào cả 2 điều kiện: các mức điểm đạt được của các tiêu chí và tổng số điểm đạt được của tất cả các tiêu chuẩn.

Khi xếp loại, giáo viên được xếp vào 2 loại đạt hoặc chưa đạt chuẩn:

Đạt chuẩn: được xếp vào 1 trong 3 loại sau:

Loại xuất sắc: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 điểm trở lên, trong đó

phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm và có tổng số điểm đạt từ 90 đến 100.

Loại Khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít

nhất 15 tiêu c hí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89. Loại TB: tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 điểm trở lên nhưng không

xếp được ở mức cao hơn. (Tổng điểm từ 25 đến 64 điểm).

Chưa đạt chuẩn – Loại Kém:

Giáo viên bị xếp vào loại này khi ở một trong hai trường hợp sau: tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có các tiêu chí chưa đạt mức 1 điểm trong đánh giá.

74

- Quy trình đánh giá, xếp loại: Quy trình đánh giá, tính điểm và xếp loại giáo viên trung học theo chuẩn được tiến hành theo 3 bước cụ thể:

B1: Giáo viên tự đánh giá xếp loại B2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại B3: Hiệu trưởng đánh giá xếp loại

Điều đặc biệt chú ý ở đây là: nếu việc đánh giá xếp loại theo chuẩn chỉ dừng lại ở việc tính điểm, xếp loại giáo viên thì sẽ chỉ tác động vào một bộ phận nhỏ giáo viên yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Vì vậy cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra các nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giáo viên, chỉ ra phương hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của giáo viên trong đó thì mới đạt được mục đích cơ bản của chuẩn.

3.2.1.3. Hướng dẫn giáo viên thực hành việc tự đánh giá

Thông qua thảo luận việc vận dụng chuẩn vào đánh giá xếp loại giáo viên: Hiệu trưởng theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc vận dụng của giáo viên bằng cách phát phiếu giáo viên tự đánh giá cho giáo viên và để giáo viên tự

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)