8. Cấu trúc luận văn
3.3. Thăm dò tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý giáo viên trường THPT Thịnh Long – tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tôi đã tiến hành lập phiếu trưng cầu ý kiến của 45 giáo viên trường THPT Thịnh Long (về mặt nhận thức) đối với 5 biện pháp đã nêu.
91 Cách đánh giá cho điểm theo 3 mức độ:
Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học
Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đã đề xuất ở trường Trung học Phổ thông Thịnh Long, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Tên biện pháp Mức độ cần thiết Giá trị TB x Xếp thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
1. Quán triệt cho giáo viên trường THPT Thịnh Long các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
44 2 0
2,96 5 95,7% 4,3% 0,0%
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các yêu cầu, các tiêu chuẩn đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
45 1 0
2,98 3 97,8% 2,2% 0,0%
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.
45 1 0
2,98 3 97,8% 2,2% 0,0%
4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên trường THPT Thịnh Long gắn với các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.
46 0 0
3,0 1
100% 0,0% 0,0% 5. Tạo môi trường cho giáo viên
tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
46 0 0
3,0 1
92
Dựa vào kết quả bảng trên ta thấy đánh giá mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất quản lý giáo viên trường THPT Thịnh Long theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là rất cao. Điểm trung bình là 2,98. So với điểm trung bình cao nhất là 3,0. Trong đó 5/5 biện pháp đề xuất có điểm trung bình lớn hơn 2,0 (cần thiết). Có 2 biện pháp đạt điểm trung bình cao nhất là biện pháp 4 và biện pháp 5.
Biện pháp có điểm trung bình thấp nhất cũng đạt 2,96%. Như vậy chứng tỏ 5 biện pháp đề xuất để quản lý giáo viên trường THPT Thịnh Long theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được Bộ giáo dục ban hành là rất cần thiết đối với các trường THPT nói chung và đặc biệt đối với trường THPT Thịnh Long nói riêng.
Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của 5 biện pháp đã đề xuất ở trường Trung học Phổ thông Thịnh Long, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Tên biện pháp Mức độ khả thi Giá trị TB x Xếp thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Quán triệt cho giáo viên trường
THPT Thịnh Long các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
43 3 0
2,93 1 93,5% 6,5% 0,0%
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các yêu cầu, các tiêu chuẩn đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
40 4 2
2,8 2
93 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch
đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.
38 5 3
2,76 3 82,6% 10,9% 6,5%
4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên trường THPT Thịnh Long gắn với các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.
35 6 5
2,65 5 76,1% 13,0% 10,9%
5. Tạo môi trường cho giáo viên tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
37 5 4
2,7 4
80,4% 10,9% 8,7%
- Kết quả bảng trên ta thấy đánh giá tính khả thi của 5 biện pháp quản lý giáo viên trường Thịnh Long ở mức cao thể hiện điểm trung bình là 2,76 so với điểm cao nhất là 3,0. Trong đó 5/5 biện pháp có điểm trung bình cao hơn 2,0 (khả thi).
Biện pháp 1 (Quán triệt cho giáo viên trường THPT Thịnh Long các tiêu chuẩn tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) được đánh giá có tính khả thi cao nhất 2,93 điểm. Vì Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học mới được ban hành và kèm theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục nhà giáo – Cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời được triển khai các đợt tập huấn từ Bộ đến các cơ sở giáo dục. Đây là vấn đề thời sự và cấp thiết.
- Còn biện pháp 4 và 5 thì mức độ khả thi thấp nhất bởi vì thực tế các nguồn lực (con người và vật chất) cần thiết cho 2 vấn đề này còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được.
94
Bảng 3.3: Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của
5 biện pháp đã đề xuất ở trường Trung học Phổ thông Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TB Thứ bậc TB Thứ bậc
1. Quán triệt cho giáo viên trường THPT Thịnh Long các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
2,96 5 2,93 1
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các yêu cầu, các tiêu chuẩn đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
2,98 3 2,8 2
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.
2,98 3 2,76 3
4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên trường THPT Thịnh Long gắn với các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.
3,0 1 2,65 5
5. Tạo môi trường cho giáo viên tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
3,0 1 2,7 4
Xác định được sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý giáo viên trường THPT Thịnh Long tôi thấy mức độ cần
95
thiết và mức độ khả thi của 5 biện pháp đề xuất có tương quan thuận với nhau, có nghĩa là các biện pháp đề xuất rất cần thiết và khả thi. Tuy nhiên với đặc điểm trường THPT Thịnh Long một trường mới thành lập 100% giáo viên là trẻ, trường lại được xây dựng ở một huyện thuần nông, còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhu cầu học tập của học sinh và phụ huynh chưa cao. Cho nên điểm đánh giá giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có sự chênh lệch đáng kể, mức độ cần thiết cao hơn mức độ khả thi.
Ví dụ: biện pháp 4 mức độ cần thiết xếp thứ nhất – có điểm trung bình là: 3,0 nhưng tính khả thi lại xếp thứ 5 – có điểm trung bình là 2,65.
Còn biện pháp 5 mức độ cần thiết xếp thứ nhất – có điểm trung bình là 3,0 nhưng tính khả thi xếp thứ 5 – có điểm trung bình là 2,7.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là nguồn lực cho việc thực hiện 2 biện pháp đó ở trường THPT Thịnh Long còn rất khó khăn cả về con người (thiếu đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm làm nòng cốt cho các tổ nhóm chuyên môn) và cơ sở vật chất. Chưa đáp ứng được yêu cầu cho giáo viên thực hiện được Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
Đó chính là vấn đề cấp thiết đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có kế hoạch sử dụng nguồn lực sẵn có cũng như việc huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của nhà trường
3.4. Tiểu kết chƣơng 3
Việc phát triển đội ngũ giáo viên và quản lí giáo viên theo hướng chuẩn hoá là một công việc khá mới đối với nhiều trường phổ thông. Để thực hiện chủ trương chuẩn hoá của ngành và của nhà nước người cán bộ quản lí giáo dục nói chung, các hiệu trưởng nhà trường nói riêng cần thấu hiểu các yêu cầu cụ thể về chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; quán triệt cho mọi giáo viên dưới quyền quản lí của mình các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến chuẩn hoá nghề nghiệp để họ phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn và tiêu chí đó. Các biện pháp mà tác giả đề xuất trong chương 3 góp phần định hướng cho công tác quản lí đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá
96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 – 2010 đã xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục.
Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục: “Giáo viên là lực lượng chủ chốt của ngành giáo dục, giáo viên quyết định chất lượng giáo dục đồng thời quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.
Để quản lý đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp giáo viên có căn cứ để tự đánh giá xếp loại bản thân mình xem lĩnh vực nào mạnh, lĩnh vực nào yếu, từ đó tự rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực bản thân. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học – 2009. Để thực hiện chủ tương chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục của Đảng và nhà nước trong gia đoạn hiện nay vấn đề triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một việc làm cấp thiết. Đề tài đã chọn vấn đề thời sự trên để nghiên cứu làm luận văn quản lí giáo dục. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn đã đạt được mục đích nghiên cúa và đã giải quyết xong nhiệm vụ nghiên cứu.
2. Khuyễn nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo quyết liệt hơn việc thực hiện chuẩn hoá giáo dục nói chung và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên nói riêng. Quan tâm hơn đến điều kiện, nguồn lực cho hoạt động này
97
2.2. Đối với UBND Tỉnh Nam Định
Chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo cụ thể hoá việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của tỉnh theo một lộ trình phù hợp với đặc điểm tình hình của các trường phổ thông trong tỉnh. Đầu tư nguồn lực và cơ chế để động viên các giáo việc tích cực tham gia chuẩn hoá
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định
Tổ chức triển khai quyết liệt hơn công tác chuẩn hoá giáo viên; đặc biệt đối với giáo viên trẻ cần đặt ra yêu cầu thời hạn cho họ khẩn trưởng phấn đấu đạt chuẩn trong thời gian ngắn nhất.
2.4. Đối với các tổ chức trên địa bàn huyện Hải Hậu và trường phổ thông trong huyện
Cần lưu ý đến đặc điểm của đội ngũ giáo viên của một tỉnh thuần nông và khả năng thu hút đối với giáo viên có năng lực về công tác tại địa phương để từng bước hoàn thiện đội ngũ theo yêu cầu mới của ngành giáo dục và của nhà nước.
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các văn bản quản lí và tài liệu chung
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40 – CT/TƯ ngày 15/06/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2006), Điều lệ trường THPT, Hà Nội
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001 – 2002. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2001), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XII, Nam Định.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6.Khoa Sư phạm Đh Quốc Gia Hà Nội, Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (10/2004).
7. Luật giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2005
8. Quyết định ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông 9. Sở GD – ĐT Nam Định. Báo cáo tổng kết năm học.
10. Sở GD – ĐT Nam Định (2006), Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Nam Định, giai đoạn 2006 – 2010, Nam Định.
11.Thông tư 30/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009: Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
* * Các tác giả
12. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học khóa 8. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện
đại, Đại học Quốc Gia Hà Nội, ĐH Giáo dục.
13. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.
99
14. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học quản lý, Hà Nội.
15. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân
lực theo ISO & TQM, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Đƣờng (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực
trong điều kiện mới, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Xuân Hải, Quản lý sự thay đổi, Bài giảng lớp cao học quản lý khóa
8, Hà Nội.
20. Đặng Bá Lãm (6/2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý quản lý, Bài giảng lớp cao học quản lý khóa
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lí nguồn nhân lực giáo dục, Bài giảng
cho các khóa đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, tài liệu tham khảo.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục, Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục”, Những vấn đề lí luận và thực tiễn – Hà Nội 27/01/2005
100
PHỤ LỤC Phụ lục 1
SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH
PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ
Trƣờng: ……… Năm học: ………. Họ và tên giáo viên: ……… Môn học đƣợc phân công giảng dạy: ……….
(Các từ viết tắt trong bảng: TC – tiêu chuẩn; tc – tiêu chí)
Các tiêu chuẩn và tiêu chí Điểm đạt
đƣợc Nguồn minh chứng
* TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
ngƣời GV 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 7 8 MC khác + tc1. Phẩm chất chính trị + tc2. Đạo đức nghề nghiệp + tc3. Ứng xử với học sinh + tc4. Ứng xử với đồng nghiệp + tc5. Lối sống, tác phong
*TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục
+ tc6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục + tc7. Tìm hiểu môi trường giáo dục
* TC3. Năng lực dạy học
+ tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học + tc9. Bảo đảm kiến thức môn học + tc10. Bảo đảm chương trình môn học + tc11. Vận dụng các phương pháp dạy học + tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học + tc13. Xây dựng môi trường học tập + tc14. Quản lý hồ sơ dạy học
+ tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
* TC4. Năng lực giáo dục
+ tc16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục + tc17. Giáo dục qua môn học
101 + tc18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục
+ tc19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng