Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa Chuẩn nghề nghiệp

giáo viên trung học vào công tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường

* Ý nghĩa của biện pháp:

Tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Tổ chức thực hiện đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long là quá trình sắp xếp bộ máy nhân lực của trường sao cho phù hợp nhất để quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

* Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp:

- Nếu biện pháp 2 hướng trọng tâm vào việc lập kế hoạch để Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cho trường thì biện pháp này chính là quy trình “hiện thực hoá kế hoạch” đã được xác định.

Triển khai kế hoạch Chuẩn hoá giáo viên thực chất là công việc tạo cơ chế, đưa ra yêu cầu cho mỗi giáo viên xác định mức độ đang có của mình với các tiêu chuẩn, tiêu chí mà các cấp quản lí đã đề xuất và đưa các tiêu chí đó vào kế hoạch phấn đấu thường xuyên cho bản thân trong sự giúp đỡ, cộng tác với đồng nghiệp và hỗ trợ của những người quản lí của nhà trường.

Muốn làm được điều đó người cán bộ quản lý (Hiệu trưởng) cần dựa vào bộ máy quản lý và sự sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có của nhà trường và có thể điều chỉnh nếu cần thiết, sao cho phù hợp nhất để: Khai thác, huy động và chuẩn bị tốt các nguồn lực khác cho các hoạt động giáo dục của nhà trường; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động; Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để tạo ra sự thông thoáng và hiệu quả trong các hoạt động; triển khai các hoạt động giáo dục theo đúng kế hoạch của nhà trường trên cơ sở thực hiện tốt các mục tiêu ưu tiên và tổ chức lao động một cách khoa học hợp lý; đánh giá, điều chỉnh kế hoạch.

Cụ thể là cùng với việc thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo phân phối chương trình Bộ, cần tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động sau:

78

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần, họp phụ huynh học sinh theo định kỳ ... Đặc biệt các buổi hội thảo về nâng cao năng lực tìm hiểu đối tượng học sinh và môi trường giáo dục (có thể mời lãnh đạo địa phương tham luận về tình hình chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của địa phương).

- Tổ chức hội thảo về phương pháp chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, thể dục thể thao, thi cắm hoa, nội trợ ... Giúp các đồng chí giáo viên mới về công tác có điều kiện sớm nắm được nhu cầu và đặc điểm học sinh, nhất là những học sinh chậm tiến bộ. Tạo mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên với học sinh và với địa phương nơi trường được xây dựng.

- Duy trì và tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo định kỳ 2 tuần 1 lần và có thể tổ chức sinh hoạt đột xuất nếu cần thiết. Trong các buổi sinh hoạt đó tập trung bàn bạc thống nhất các vấn đề về công tác chuyên môn nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khuyến khích giáo viên đăng ký những giáo án chất lượng cao, những giờ dạy khó để thảo luận ở tổ nhóm chuyên môn.

- Thường xuyên tổ chức các đợt hội giảng, hội thảo chào mừng các ngày lễ lớn 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3 và 30/4, 1/5 – 19/5. Để có được những kinh nghiệm hay phù hợp với đối tượng học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhà trường tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nên mời các đồng chí chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo và cốt cán của các trường THPT trong huyện đến để giáo viên nhà trường có điều kiện trao đổi bàn bạc và học hỏi kinh nghiệm.

- Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên cách thức xây dựng, bảo quản và sử dụng hồ sơ một cách khoa học theo quy định.

- Gắn các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến Chuẩn hoá giáo viên vào các hoạt động hàng ngày của giáo viên, đối chiếu công việc giáo viên phải thực hiện trong kế hoạch giáo dục và dạy học của từng giáo viên để giáo viên soi và phấn đấu đạt được các tiêu chí đã đề ra.

79

- Phải chỉ đạo liên tục và quyết liệt khi đã triển khai “lộ trình” chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của trường mình và tạo điều kiện môi trường tối đa trong phạm vi quyền hạn của hiệu trưởng để đội ngũ giáo viên có động lực phấn đấu.

- Cán bộ quản lí của nhà trường phải thường xuyên đánh giá mức độ đạt được kết quả của từng giai đoạn của lộ trình và điều chỉnh bước đi nếu thấy cần thiết để tăng tính phù hợp và khả thi của kế hoạch chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của trường mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 83)