Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo viên trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo viên trường THPT

Long, tỉnh Nam Định theo các tiêu chuẩn đã được Bộ GD&ĐT quy định

2.2.5.1. Những thành tựu

Trường THPT Thịnh Long là một trường mới thành lập, nhưng cũng như các cơ sở giáo dục khác ở Việt Nam là cho đến nay chưa thực hiện việc đánh giá giáo viên trung học gắn liền với quyết định thăng tiến về nghề nghiệp của họ.

9 năm qua nhà trường vẫn tiến hành đánh giá giáo viên dựa trên các văn bản.

- Thông tư số 43/2006/TT- BGDĐT ngày 20/10/2006 về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

58

- Quyết định số 06/2006/ QĐ – BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Theo quyết định này, nội dung đánh giá gồm các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kết quả công tác được giao; khả năng phát triển trên cơ sở quy chế đánh giá này, tập thể giáo viên nhà trường bình bầu các danh hiệu thi đua: Lao động giỏi, chiến sĩ thi đua …

Bên cạnh đó việc đánh giá công nhận danh hiệu giáo viên giỏi thường được tiến hành qua các đợt hội giảng cấp trường, cấp cụm miền và cấp tỉnh. Giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên Giỏi trước hết phải tham dự các hội thi giáo viên Giỏi ở trường hoặc cụm, hoặc tỉnh và tiết dạy hội thi đó của giáo viên được hội đồng chấm đánh giá loại Giỏi, đồng thời các mặt khác (năng lực chuyên môn, hồ sơ giáo án …) được nhà trường đánh giá tốt.

Như vậy việc đánh giá xếp loại giáo viên của trường Thịnh Long nói riêng và các trường khác nói chung mới chỉ để xếp loại mang tính chất thi đua là chủ yếu. Việc đánh giá xếp loại giáo viên như vậy tuy có theo các tiêu chuẩn nhưng còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Do đó khó phân định được các mức độ dễ dẫn tới tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác.

Từ khi chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT được xây dựng và đặc biệt khi có công văn 660 của Bộ GD – ĐT và Cục Nhà giáo cán bộ Quản lý giáo dục hướng dẫn việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn đã giúp cho cán bộ quản lý nhà trường có căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên. Đồng thời giáo viên tự so sánh đối chiếu bản thân mình xác định điểm mạnh, điểm yếu và tự điều chỉnh mình theo Chuẩn.

Giáo viên trường THPT Thịnh Long đại bộ phận là giáo viên trẻ mới ra trường từ 1 – 5 năm. Đây là thế hệ giáo viên thi vào các trường ĐHSP với số điểm tương đối cao, được đào tạo bài bản trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh cho nên có một số điểm mạnh như sau:

+ Có phẩn chất chính trị tốt, yêu nghề, gắn bó với nghề, chấp hành tốt luật giáo dục và các quy định của ngành.

59

+ Thương yêu tôn trọng học sinh, luôn gần gũi gắn bó với học sinh, giúp các em khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện.

+ Đoàn kết, hợp tác công tác với đồng nghiệp, luôn có ý thức xây dựng tập thể tốt để xây dựng nhà trường không ngừng phát triển.

+ Có lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục làm việc khoa học.

+ Có năng lực dạy học tương đối khá: kiến thức vững vàng, nắm chắc chương trình môn học. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy khá thành thạo.

+ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội và có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (VH – VN – TDTT), tổ chức các buổi diễn đàn hướng nghiệp, các cuộc hội thảo, các cuộc thi (con đường tri thức, tri thức trẻ, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh …). Thông qua các hoạt động đó giáo dục cho học sinh kỹ năng sống và phương pháp học tập đồng thời xây dựng được môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

2.2.5.2. Khó khăn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đó đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long còn một số khó khăn và tồn tại:

- Kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm công tác còn hạn chế cho nên việc phối hợp các phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng học sinh, đôi khi chưa thực sự phát huy được tính tích cực của các em học sinh yếu kém.

Đặc biệt trường thiếu hẳn một đội ngũ giáo viên cốt cán làm trụ cột cho các tổ nhóm chuyên môn.

- Khi phải tiếp xúc, giảng dạy với đối tượng học sinh yếu một số đồng chí giáo viên bị ức chế, tâm lý không thỏa mái cho nên xử lý các tình huống sư phạm còn cứng nhắc, khắt khe với học sinh làm cho quan hệ giữa thầy và trò căng thẳng hiệu quả giảng dạy còn thấp.

60

- Việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nhiều khi chưa phù hợp với tình huống thực tế (những vi phạm của các em học sinh) nên hiệu quả giáo dục ở một số giáo viên chưa cao. Còn yêu cầu quá cao với học sinh, thiếu sự độ lượng, khoan dung (của những giáo viên già – những người đã từng làm cha làm mẹ)

- Việc phối hợp với học sinh và cộng đồng, tham gia các hoạt động chính trị xã hội cũng còn nhiều khó khăn.

- Việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện của một số giáo viên còn hạn chế.

- Khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục mới chỉ thành công ở những đồng chí có thời gian công tác từ 5 năm trở lên và vài đồng chí giáo viên mới còn phần lớn giáo viên thì vấn đề này cần phải được bồi dưỡng và nâng cao.

- Việc xây dựng bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học ở một số giáo viên chưa đầy đủ theo quy định, chưa khoa học, chưa tạo cho mình thói quen là làm bất kỳ một việc gì cũng cần có hồ sơ lưu trữ - Để lại những minh chứng. Tức là có làm nhưng không có minh chứng. Đây là một trong những vấn đề khi vận dụng chuẩn để đánh giá xếp loại giáo viên rất khó khăn.

2.2.5.3. Nguyên nhân

Đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long so với yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học còn có những khó khăn và tồn tại như trên là do: - Trường mới thành lập đội ngũ giáo viên 100% là trẻ, hàng năm lại thuyên chuyển nhiều, thời gian công tác tại trường của đại bộ phận giáo viên chỉ từ 1 – 5 năm. Nhà trường chưa có đội ngũ giáo viên cốt cán giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác.

- Hơn nữa, giáo viên trẻ thì phần lớn lại là những giáo viên được học tập rèn luyện ở những cơ sở giáo dục có chất lượng cao, ít gặp phải những trường hợp học sinh quá yếu cho nên không dễ dàng chấp nhận những học sinh yếu kém trong điều kiện giảng dạy công tác còn nhiều khó khăn (xa gia đình,

61

trường chưa có nhà công vụ, phải đi thuê nhà dân để ở, với đồng lương ít ỏi của giáo viên tập sự …). Tức là nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn chưa được đáp ứng. Chính những giáo viên này cũng cho rằng bản thân mình đã là những học sinh học tốt ở các trường THPT, đỗ vào các trường ĐH với số điểm cao lại được đào tạo cơ bản ở các trường ĐH nên có tâm lý chủ quan coi thường việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện. Và chưa có ý thức xây dựng bảo quản lưu trữ hồ sơ như đội ngũ giáo viên lâu năm.

- 90% giáo viên của trường không phải là người địa phương, thời gian công tác ở trường lại quá ít (từ 1 – 5 năm) nên chưa có điều kiện tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội, phong tục tập quán ở địa phương. Hơn nữa trường lại được xây dựng ở một vùng ven biển có tỉ lệ giáo dân chiếm hơn 60%. Nhu cầu học tập của học sinh và phụ huynh chưa cao, nhân dân chưa thực sự quan tâm và trân trọng đội ngũ giáo viên.

- Một số nguyên nhân không kém phần quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giảng dạy và công tác của đội ngũ giáo viên. Đó là do trường đặt ở nơi tận cùng của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nên địa bàn tuyển sinh quá hẹp hàng năm số học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 thường ít hơn chỉ tiêu được giao. Nên chất lượng đầu vào luôn thấp nhất tỉnh (điểm sàn không quá 3 điểm/1 môn thi).

2.3. Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên Trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định theo các tiêu chuẩn đối với giáo viên THPT đã được Bộ GD&ĐT ban hành . Trong chương 2 tác giả cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng triển khai việc quản lí đội ngũ GV của Trường THPT Thịnh Long, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Cùng với cơ sở lí luận ở chương 1; cơ sở thực tiễn của chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lí ở chương 3.

62

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Dựa trên tính kế thừa và phát triển

- Đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của trường THPT Thịnh Long. Là một trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên 100% là giáo viên trẻ, chủ yếu mới ra trường từ 1 – 5 năm. Để quản lý đội ngũ giáo viên trong các năm qua nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có những biện pháp tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có nhiều biện pháp chưa thiết thực không phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất; môi trường làm việc của giáo viên cho nên kém hiệu quả.

Vì vậy để quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học đã được bộ giáo dục ban hành và hướng dẫn thì cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những biện pháp đã tiến hành 9 năm qua, đồng thời cải tiến nó để phù hợp đáp ứng được 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí. Tóm lại là chúng ta không xóa bỏ hoàn toàn và không làm xáo trộn hoặc quá thay đổi những cái chúng ta đã làm mà phải điều chỉnh nó cho phù hợp với đặc điểm của đội ngũ giáo viên nhà trường, môi trường công tác (cơ sở vật chất, chất lượng học sinh, kinh tế xã hội của địa phương).

3.1.2. Bám sát quan điểm chuẩn hoá

- Bản chất của việc quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm (năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp) đáp ứng với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

63

Vì vậy bản thân người giáo viên và cán bộ quản lý phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí để xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được, trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đồng thời người cán bộ quản lý xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên theo chuẩn đã quy định.

3.1.3. Dựa trên tính hiệu quả

- Tính hiệu quả của các biện pháp thể hiện ở việc quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường (trường mới, giáo viên trẻ, nhà trường vừa kiến thiết vừa xây dựng cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, giáo viên không có nhà công vụ phải thuê nhà để ở trong điều kiện mới ra trường lương thấp, đặc biệt chất lượng đầu vào của học sinh luôn thấp nhất tỉnh …)

Đồng thời các biện pháp đó phải xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên để thực hiện được mục tiêu phát triển nhà trường là đạt trường chuẩn quốc gia năm 2012.

3.2. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trƣờng THPT Thịnh Long theo các chuẩn đƣợc Bộ GD&ĐT quy định

Muốn đề ra được các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo các chuẩn đã được Bộ GD – ĐT quy định thì một trong những vấn đề cần phải quan tâm nhất đó là người cán bộ quản lý cần phải biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông và người quản lý nói chung, đặc biệt người quản lý trường phổ thông cần phải làm gì?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông:

+ Yếu tố tâm sinh lý cá nhân: đời sống tâm lý của con người rất phong phú, trong đó ý thức các nhân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển năng lực. ý thức cá nhân là yếu tố đưa cá nhân đến quyết định

64

hành động hay không hành động, hành động như thế nào. Một việc làm nào đó mà cá nhân ý thức được sự cần thiết của nó đối với nghề nghiệp và đối với bản thân thì cá nhân đó sẽ hành động một cách tích cực và ngược lại. Đồng thời ý thức cá nhân tạo nên động cơ và tâm thế hành động của họ. Từ việc có ý thức về nghiệp giáo viên phổ thông sẽ tích cực học tập, rèn luyện và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Muốn có ý thức về nghề thì giáo viên phải có nhận thức đúng về nghề, say mê, tâm huyết với nghề dạy học.

+ Đặc thù về giai đoạn đào tạo người giáo viên phổ thông: chương trình phương pháp, điều kiện và thời gian đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển kỹ năng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, các kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ phải hướng tới đáp ứng yêu cầu mới của cấp học, bậc học trong bối cảnh thay sách và đổi mới giáo dục. Có thể có những giáo viên được đào tạo trước đây chương trình đào tạo nghèo nàn, phương pháp và thời gian đào tạo không hợp lý thì kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên đó có thể đang ở mức độ thấp, đơn điệu, nghèo nàn thiếu hệ thống. Mặt khác quá trình đào tạo không hợp lý ở giai đoạn trước đó sẽ hạn chế sự hình thành và phát triên kỹ năng theo yêu cầu mới hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên phổ thông nói chung và việc rèn luyện để giáo viên phổ thông đạt chuẩn nói riêng, giáo viên cần phải hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhiệm, đặc biệt là đổi mới giáo dục phổ thông, có kiến thức vững vàng về sự phát triển của trẻ, nắm được kỹ năng nghề nghiệp và luôn tìm được những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng. Để truyền đạt những tri thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của giáo dục phổ thông. Giáo viên phải có khả năng hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập, đồng thời giáo viên phải có khả năng, thói quen tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn một cách tốt nhất. Trong giai đoạn hiện nay khoa học và công nghệ phát triển mạnh người

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thịnh Long - tỉnh Nam Định đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)