8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Về quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá
Nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, chất lượng…Nói đến Chuẩn hoá là nói đến việc đưa các chuẩn vào quản lí đội ngũ giáo viên vì vậy
27
khi nói đến quản lí đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hoá là nói đến Chuẩn hoá số lượng (theo quy định về định mức giáo viên, có lưu ý đến quy hoạch phát triển nhà trường); Chuẩn hoá trình độ theo quy định (có tính đến nhu cầu phát triển) và đặc biệt là chuẩn hoá chất lượng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí các lĩnh vực hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của giáo viên
1.3.4.1.Quản lý đội ngũ giáo viên Chuẩn hoá về số lượng và cơ cấu
Quản lý đội ngũ giáo viên Chuẩn hóa về số lượng và cơ cấu là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng (2,25 giáo viên/ 1 lớp) và hợp lý về cơ cấu (cả cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu trình độ) đáp ứng được các yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.
1.3.4.2. Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn hoá các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp
Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với Chuẩn hóa về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý vào công tác phát triển đội ngũ; đó là xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện sứ mạng của nhà trường và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên và quản lí giáo viên theo hướng Chuẩn hoá thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông; đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trường cho giáo viên thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đã được ngành quy định và những người quản lí trực tiếp giáo viên phải đề ra các yêu cầu để giáo viên thực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực liên quan đến : Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Năng lực chuyên môn (tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục năng lực dạy học, năng lực giáo dục)- Năng lực hoạt động chính trị xã hội- Năng lực phát triển nghề nghiệp
28
Nếu tổ chức thực hiện tốt thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là xác định lộ trình hợp lí thì nhà trường sẽ từng bước Chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên của trường mình
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Đó là các vấn đề về giáo viên, đội ngũ giáo viên, quản lý. Biện pháp quản lý và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Các vấn đề về Chuẩn, Chuẩn hóa, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đồng thời chỉ rõ chức năng nhiệm vụ vai trò của trường THPT, của đội ngũ giáo viên THPT về các lĩnh vực chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT…Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với Chuẩn hóa về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên lĩnh vực năng lực chuyên môn và thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông.
Nếu tổ chức thực hiện tốt thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là xác định lộ trình hợp lí nhà trường sẽ từng bước Chuẩn hóa được đội ngũ Gv của trường mình
Phần cơ sở lý luận trên soi sáng cho việc điều tra khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long so với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Thịnh Long đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊNH LONG SO VỚI YÊU CẦU CHUẨN HOÁ ĐỘI NGŨ CỦA BỘ GD&ĐT
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị văn hoá xã hội, giáo dục của huyện Hải Hậu, Thị trấn Thịnh Long xã hội, giáo dục của huyện Hải Hậu, Thị trấn Thịnh Long
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Hải Hậu là một huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định. Phía Đông giáp huyện Giao Thuỷ; từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng; phía Bắc giáp huyện Xuân Trường.
Nhìn khái quát, đất đai Hải Hậu được bao bọc bởi sông Ninh Cơ, sông Sò và Vịnh Bắc Bộ. Hải Hậu là vùng đất hạ lưu của sông Ninh Cơ (chi nhánh của sông Hồng) là cửa ngõ của biển. So với các huyện khác trong tỉnh Nam Định, đất đai Hải Hậu là vùng đất non trẻ mới được khai phá, bồi đắp 500 – 600 năm nay - bắt đầu từ thế kỷ XV.
Với tiềm năng đất đai, với những thuận lợi về khí hậu, thuỷ văn, với bàn tay lao động cần cù và đầu óc sáng tạo của con người, huyện Hải Hậu nổi lên trong phong trào thâm canh lúa và phát triển kinh tế toàn diện. Nhiều năm qua, năng suất lúa vượt trên 120 tạ/ha/năm trở thành huyện có năng suất lúa cao. Vùng muối Hải Hậu cũng là vùng có năng suất và sản lượng cao so với các huyện ven biển vùng Bắc Bộ. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản, các ngành nghề thủ công có truyền thống lâu đời ngày càng phát triển.
Những tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, thuỷ văn, về vị trí địa lý và sức lao động đã và đang được khai thác và còn nhiều khả năng khai thác tốt hơn. Các mũi nhọn kinh tế là nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông sản, xuất khẩu, giao thông vận tải, chế biến sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành thủ công được coi trọng và phát triển đã xây dựng Hải Hậu thành vùng đất giàu đẹp và vững mạnh toàn diện.
30
2.1.2. Về dân số và nguồn nhân lực
Với diện tích là 226km2
năm 2008 huyện Hải Hậu có 294216 người, là huyện có số dân nhiều nhất tỉnh Nam Định. Mật độ dân số là 1301 người/ km2
. Tổng số lao động là 145.292 lao động, chiếm trên 50% tổng số dân.
Hiện nay với số dân gần 30 vạn người, vốn cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo, đất đai màu mỡ, nhưng GDP bình quân đầu người vẫn thấp so với bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong GDP vẫn cao, tới 37% năm 2008. Trong thời gian tới, nông nghiệp ở Hải Hậu vẫn đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và vẫn là thu nhập chính của nhiều hộ gia đình nông dân và do đó vẫn phải quan tâm đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực ở khu vực này.
Dân cư Hải Hậu có trình độ học vấn cao hơn một số địa phương khác. Trình độ học vấn của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với bình quân chung của cả nước. Người dân Hải Hậu có truyền thống hiếu học, trong những năm gần đây số sinh viên nhập học các trường đại học chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ bình quân trong cả nước.
Thực trạng lao động hiện nay cho thấy số lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn, lao động kỹ thuật còn thiếu, cơ cấu lao động chuyển đổi chậm, thu nhập của người lao động còn thấp.
Mặc dù là huyện có GDP bình quân ở mức trung bình so với bình quân trong cả nước, nhưng Hải Hậu lại có chỉ số phát triển con người cao. Hải Hậu là địa phương có đầu tư ngân sách rất cao so với GDP trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và là một trong những huyện có an ninh lương thực cao, luôn có mức tăng trưởng mạnh và luôn đạt trên 500kg/người/năm.
Các chỉ số về sự phát triển con người trên phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập Hải Hậu nói riêng và Nam Định nói chung được xếp vào nhóm có chỉ số phát triển con người cao. Đó là những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển con người ở Hải Hậu.
31
2.1.3. Về kinh tế - văn hoá xã hội
Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển, nối liền với Nam Định và châu thổ sông Hồng bằng mạng lưới giao thông thuỷ - bộ tiện lợi và hữu ích. Mạng lưới giao thông thuỷ - bộ của Hải Hậu là thể thống nhất, thông suốt, nối Hải Hậu với mọi miền tổ quốc, tạo nên sự thông thương hàng hoá, giao lưu về văn hoá, giúp con người Hải Hậu thông thoáng với tầm nhìn, nhậy cảm về tư duy, linh lợi về cung cách làm ăn.
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hường xã hội chủ nghĩa, thực hiện CNH – HĐH. Để đưa nền kinh tế đi lên trong công cuộc đổi mới CNH – HĐH, huyện đã tập trung gải quyết hai vấn đề lớn là: bổ sung, nâng cao, hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho việc sản xuất và chấn chỉnh, sắp xếp, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế làm cho quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất và thúc đẩy sức sản xuất phát triển nhanh.
Người Nam Định nói chung và Hải Hậu nói riêng có đời sống văn hoá mang bản sắc chung của dân tộc Việt Nam và những nét văn hoá đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ.
2.1.4. Về giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của Hải Hậu liên tục phát triển, không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Năm 2004 Hải Hậu đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 trung học phổ thông, trung học dân lập phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt tỷ lệ từ 60% năm 2005 tăng lên 72,42% năm 2008. Số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Theo điều tra năm 2008 toàn huyện có 10.463 người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Huyện liên tục 30 năm đạt điển hình Văn hoá cấp huyện của cả nước. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2008 đạt 6,7 triệu đồng. Điều kiện ở, đi lại, học hành của người dân được cải thiện rõ rệt.
32
Trong những năm qua Hải Hậu đã tiếp thu và vận dụng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn góp phần phát huy truyền thống đất học Nam Định và giành được những kết quả rất xuất sắc:
Về giáo dục mầm non: Từ năm 2002, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23, Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện khoá 16 ngày 06/8/2002, UBND huyện ra quyết định số 210/2002/QĐ-UBND, ban hành Đề án: “Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2002- 2007” – cơ sở vật chất của tất cả các trường học tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt là ngành học mầm non. Việc bồi dưỡng giáo viên được chú trọng, đến năm 2008 Hải Hậu có 922 giáo viên mầm non (94,5% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 28% đạt trên chuẩn). Chất lượng nuôi dạy trẻ được nâng cao, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Trẻ được uống vắc xin phòng bệnh và khám định kỳ. Đến 2009 Hải Hậu có 23/35 trường mầm non đạt chuẩn. Hải Hậu là huyện dẫn đầu tỉnh và là huyện nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc về xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Về giáo dục tiểu học: Hiện nay toàn huyện có 40 trường Tiểu học với 22.342 học sinh. Mạng lưới trường tiểu học được củng cố. Hiện nay có trên 90% trường tiểu học sử dụng phòng học cao tầng. Chất lượng giáo viên và học sinh ngày càng cao, tỷ lệ học sinh chuyển cấp tiểu học vào trung học cơ sở trong những năm gần đây đều đạt trên 98%. Năm 1997 đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Toàn huyện có 35/40 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức I, 02 trường đạt chuản quốc gia mức II. Việc bồi dưỡng giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng. Toàn huyện hiện có 954 giáo viên tiểu học, tỷ lệ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn là 100%, trong đó trên chuẩn (cao đẳng và đại học tiểu học) là 40,8%. Kế hoạch đến năm 2010: huy động 100% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi đến lớp, 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức I và thêm 3 trừng đạt chuẩn mức II.
33
Về giáo dục trung học phổ thông: Đến tháng 10/2000, Hải Hậu là huyện đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; năm 2004 là huyện đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi. Đến nay toàn huyện đã có 8 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -2010. Khối trung học phổ thông, đến nay toàn huyện có 7 trường trung học phổ thông công lập, 1 trường trung học phổ thông dân lập, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng được cho hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nguyện vọng được học trung học phổ thông; các trường trung học phổ thông đang phấn đấu theo hướng đạt chuẩn quốc gia, trường trung học phổ thông A Hải Hậu là trường đầu tiên trong tỉnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -2010. Trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học tiếp tục được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Trung học cơ sở có 1.102 giáo viên, 98% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 24,5% giáo viên đạt trên chuẩn. Bậc trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên có 392 giáo viên, 96,88% giáo viên đạt chuẩn đại học và sau đại học. Trường trung học phổ thông A Hải Hậu có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học cao trong tỉnh chỉ sau trường chuyên Lê Hồng Phong. Kế hoạch đến năm 2010 có thêm 7 trường trung học cơ sở và 1 trường trương học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 75% thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 21 tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học bổ túc và 10% tốt nghiệp đào tạo nghề.
Trường THPT Thịnh Long được xây dựng tại thị trấn Thịnh Long. Là một thị trấn ven biển, nằm ở phía Nam của huyện Hải Hậu: Phía Bắc giáp xã Hải Châu, phía Đông giáp xã Hải Hòa, phía Tây giáp sông Ninh Cơ – tiếp giáp với huyện Nghĩa Hưng, phía Nam giáp Biển Đông.
Với diện tích tự nhiên là 1570,98ha, diện tích canh tác là 723, 27ha. Hiện nay có 22 tổ dân phố với tổng số dân là 15310 người, đông thứ 2 của huyện Hải Hậu (sau xã Hải Minh – 17106 người). Trong đó tỉ lệ lao động chiếm trên 50% tổng số dân, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật còn rất ít.
34
Về kinh tế xã hội: Thị trấn Thịnh Long là một vùng kinh tế trọng điểm của huyện Hải Hậu, phát triển mạnh cả nông – ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và