Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 92)

- Sự phù hợp thông lệ quốc tế: cho đến nay mặc dù đã hội nhập WTO hơn 6 năm nhưng nhiều văn bản của hệ thống, đặc biệt hệ thống các tiêu

2.3.3. Nguyên nhân

- Sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm của nước ta ở quy mô nhỏ còn chiếm tỷ lệ lớn, gây khó khăn cho việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, quy trình thực hành sản xuất tốt. Cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất an toàn mới được xây dựng, chưa được triển khai rộng khắp trong thực tế.

- Nhận thức về vấn đề ATVSDBĐTV từ các cấp quản lý đến người sản xuất và tiêu dùng thực phẩm chưa thực sự đầy đủ và nhất quán. Từ đó dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đầu tư các nguồn lực xã hội cho vấn đề này còn thấp, không thường xuyên.

- Đầu tư cho công tác quản lý ATTP cũng còn rất thấp. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý ATTP giai đoạn 5 năm (từ 2004-2008) là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước chỉ đạt 780 đồng/người/năm - chỉ bằng 1/19 mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so với đầu tư cho công tác VSATTP của một cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Mỹ.[]

- Thiếu chiến lược, định hướng đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản, thủy sản.

- Hệ thống tổ chức, bộ máy QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ trung ương đến địa phương còn phân tán, chậm được kiện toàn, hoàn thiện. Thiếu chiến lược, qui hoạch phát triển hệ thống cơ quan trực thuộc các Cục chuyên ngành; thiếu quy hoạch hệ thống các phòng kiểm nghiệm. Chậm hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ kiện toàn cơ quan cấp vùng, cơ quan cấp tỉnh. tuyến xã, thôn bản chưa hình thành.

- Sự phối hợp giữa các Cục, Vụ trong Bộ NNPTNT; giữa các Bộ ngành liên quan và các địa phương trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATVSTP còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

- Đầu tư của nhà nước nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ quản lý còn ít. Trang thiết bị cho công tác kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, ATVSTP nông, lâm, thủy sản thiếu và không đồng bộ. Tổ chức hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATVSTP chưa hợp lý, chưa khai thác được hết công năng của các trang thiết bị và đội ngũ kỹ thuật viên.

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn 2006 - 2011, hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được ban hành với số lượng lớn với hơn 400 văn bản, điều chỉnh tương đối đầy đủ các đối tượng quản lý có liên quan trong lĩnh vực ATVSDBĐTV từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đến chế biến thực phẩm. Đã hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật tương đối đồng bộ và thống nhất ở nước ta.

Hệ thống văn bản đó cũng là cơ sở pháp lý để xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Các bộ ngành thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. Ở địa phương, bộ máy QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân. Trong đó Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Phòng Y tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công Thương (hay Phòng kinh tế), Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ATVSDBĐTV .

Hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV cụ thể là xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từng bước quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, nâng cao điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở sơ chế, giết mỗ, chế biến thực phẩm. Về điều kiện QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV trong những năm qua, cơ sở vật chất, phòng kiểm nghiệm về ATTP và phòng kiểm nghiệm chuyên ngành trong nông nghiệp từng bước được đầu tư ngày

càng hiện đại, nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ tốt công tác QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.

Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay của hệ thống VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBDTV là vừa thừa, vừa thiếu, cồng kềnh, manh múm, phức tạp, khó quản lý, khai thác và sử dụng. Tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, chồng chéo, trùng lặp của các VBQPPL về nội dung giữa các VBQPPL còn khá nhiều. Một số văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản được ban hành trước đó, giữa các văn bản của các hệ thống khác nhau mâu thuẫn với nhau. Luật ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời nên đã rơi vào tình trạng "nằm chờ". Công tác rà soát, hệ thống hoá được quan tâm của các Bộ, ngành. Tuy nhiên, việc thực hiện nhưng chưa có tính tổng thể, chưa có hệ cơ sở dữ liệu và chưa quy chuẩn trong việc công nhận, khai thác, sử dụng hệ cơ sở dữ liệu

Hệ thống văn bản về tổ chức, bộ máy, phân công, phân cấp vẫn còn bất cập, không rõ ràng và thiếu tính ổn định, đặc biệt là hệ thống văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan QLNN, đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV.

Từ thực trạng trên làm cho hiệu lực, hiệu quản QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV còn nhiều hạn chế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 92)