- Sự phù hợp thông lệ quốc tế: cho đến nay mặc dù đã hội nhập WTO hơn 6 năm nhưng nhiều văn bản của hệ thống, đặc biệt hệ thống các tiêu
2.2.3. Quy định điều kiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
bệnh động, thực vật
Trong những năm qua, Chính phủ và các Bộ ngành ban hành nhiều chương trình, đề án tăng cường năng lực QLNN trong lĩnh vực ATTP và sản xuất nông nghiệp, trong đó có nội dung đầu tư, nâng cấp hệ thống các phòng kiểm nghiệm ATTP và trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư, trang bị chủ yếu tập trung tại các cơ quan trung ương.
Đối với các địa phương, diện tích sử dụng làm việc tại các cơ quan, đơn vị đều thiếu so với nhu cầu, đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị làm việc thấp, nhiều trang thiết bị cũ, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng nhưng chưa được thay. Hầu hết các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chưa có trụ sở riêng biệt, hiện tạm thời đặt tạm tại các Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh.
Hệ thống phòng kiểm nghiệm các chuyên ngành ATTP, về thú y, bảo vệ thực vật, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra, phân tích đánh giá chất lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xét nghiệm bệnh động, thực vật, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ công đoạn sản xuất đến chế biến và lưu thông thực phẩm, là công cụ quan trọng cho các cơ quan QLNN thực hiện chức năng nhiệm vụ trong lĩnh vực ATVSDBĐTV. Mặc dù trong thời gian qua được nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp nhằm đáp ứng năng lực theo yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hệ thống phòng kiểm nghiệm của các cơ quan QLNN tại địa phương vẫn còn thiếu về số lượng, trang thiết bị còn lạc hậu, năng lực phân tích chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt nhiều phòng kiểm nghiệm địa phương chưa được công nhận hợp chuẩn ISO 17025. Do năng lực phân tích còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý, nhất là khi phát sinh sự cố về ATTP như melamine trong sữa, salbutamol trong thức ăn chăn nuôi.
Còn thiếu chiến lược xây dựng mạng lưới các phòng kiểm nghiệm từ Trung ương đến địa phương, việc đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Các phòng phần lớn còn hoạt động độc lập, chưa kết nối thành mạng lưới, thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau, chưa thực hiện đánh giá, xác định đầu tư trang thiết bị, nhân sự để hình thành các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia, chưa tận dụng hết nguồn lực xã hội hóa của các phòng kiểm nghiệm tư nhân, nước ngoài có đủ năng lực kiểm nghiệm, phục vụ QLNN.
Hệ thống thu thập, xử lý thông tin ATTP, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nông sản chưa được xây dựng, vẫn chủ yếu dựa vào chế độ báo cáo hàng tháng, quí thông thường, chưa tổ chức được mạng lưới thông tin điện tử thích hợp.