Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 86)

- Sự phù hợp thông lệ quốc tế: cho đến nay mặc dù đã hội nhập WTO hơn 6 năm nhưng nhiều văn bản của hệ thống, đặc biệt hệ thống các tiêu

2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật

dịch bệnh động thực vật

Nghị quyết số 01/2007/QH12 tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa XII và Luật An toàn thực phẩm (2010) cơ bản khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của bộ máy QNNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Đối với trách nhiệm QLNN về ATTP từ 08 Bộ ngành là: Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Thủy sản thì hiện nay chỉ còn các Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT. Đối với trách

nhiệm QLNN về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trước đây bao gồm Bộ NNPTNT và Bộ Thủy sản thì hiện nay được sáp nhập chung thành Bộ NNPTNT.

Tuy nhiên cho đến nay, bộ máy QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa thống nhất và ổn định, ví dụ:

- Mặc dù Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, nhưng Nghị định Chính phủ quy định một số điều để thực hiện Luật và các văn bản có liên quan đến điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ QLNN về lĩnh vực ATTP vẫn chưa được ban hành đầy đủ.

- Ở Trung ương, Bộ NNPTNT và Bộ Thủy sản được sáp nhập từ năm 2008 và trách nhiệm QNNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được thống nhất một đầu mối. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ 02 Bộ trước đây vẫn giữ nguyên (07 đầu mối). Với bộ máy khá cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ được phân chia nhỏ, có mảng còn chồng chéo. Ví dụ:

+ Đối với mảng trồng trọt, canh tác nông nghiệp có 02 cơ quan thực hiện chức năng QLNN là Cục Trồng trọt (QLNN về giống cây trồng và phân bón) và Cục Bảo vệ thực vật (QLNN về dịch bệnh thực vật và thuốc bảo vệ thực vật); đối với mảng chăn nuôi cũng có 02 cơ quan là Cục Chăn nuôi và Cục Thú y. Do vậy công tác chỉ đạo điều hành đôi khi còn lúng túng, đồng thời làm phân tán các nguồn lực.

+ Hoặc đối với bộ máy QLNN về ATTP của Bộ Y tế, mặc dù Pháp lệnh Vệ sinh An toàn thực phẩm (2002) có hiệu lực thi hành từ năm 2003, nhưng đến 2005, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới được thành lập, Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm và Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm mới được thành lập từ năm 2009 đến nay.

Ở địa phương trước năm 2009, trách nhiệm QLNN về ATTP tại địa phương được giao cho Trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở y tế, tại tuyến quận, huyện là Trung tâm y tế dự phòng trực thuộc UBND quận huyện. Đến 2009, hệ thống các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới được hình thành trên cả nước. Tuy nhiên tại quận huyện chức năng QLNN về ATTP giữa Phòng y tế và Trung tâm y tế dự phòng vẫn còn chồng chéo.

Đối với bộ máy QLNN về ATTP và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa phương gồm Sở NNPTNT và phòng NNPTNT. Tuy nhiên, việc phân chia chức năng, nhiệm vụ giữa các Chi cục thuộc Sở vẫn chưa thống nhất. Đồng thời việc phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý chưa thật sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống cơ quan QLNN về ATTP của ngành công thương, tại trung ương là Cục Quản lý thị trường, tại địa phương là Chi cục Quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường quận huyện thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại. Chức năng QLNN về ATTP đối với Phòng Công Thương quận huyện chưa rõ ràng trong việc quản lý đối với rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (Trang 86)